LỄ KHỞI ĐỘNG VÀ KHẢO SÁT DỰ ÁN “BẢO VỆ KHÍ HẬU VÀ RỪNG NGẬP MẶT KẾT HỢP VỚI CẢI THIỆN THU NHẬP CHO CÁC CỘNG ĐỒNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG – MÃ SỐ VM069”
Sáng nay (26/04/2021) Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động Dự án “Bảo vệ khí hậu và rừng ngập mặn kết hợp với cải thiện thu nhập cho các cộng động dễ bị tổn thương – mã số VM069”.
Buổi lễ trân trọng được đón tiếp: Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Bá Ngãi – Phó chủ tịch Hội chủ rừng Việt Nam, cùng đại diện các Sở, ban ngành tỉnh Cà Mau, đại diện lãnh đạo và cán bộ Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, UBND huyện Năm Căn, Ban quản lý rừng phòng hộ Tam Giang, đại diện các xã dự án tham dự.
Về phía Trung tâm Phát triển Nông thôn bền vững (SRD), có sự tham gia của Bà Vũ Thị Bích Hợp, Giám đốc điều hành Trung tâm cùng quản lý, chuyên gia tư vấn và cán bộ dự án VM069 tham dự.
Đây là dự án viện trợ nước ngoài không hoàn lại do tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới của Đức tài trợ với tổng kinh phí là 800.000 EUR. Dự án sẽ triển khai trong 3 năm bắt đầu từ tháng 4/2021, được thực hiện tại xã Đất Mũi thuộc địa bàn Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và xã Tam Giang Đông thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang. Mục tiêu của dự án là tăng cường việc tích lũy Carbon của rừng ngập mặn thông qua các nỗ lực bảo tồn rừng, phát triển rừng và cải thiện sinh kế cho cộng đồng người nghèo và dễ bị tổn thương sống ở vùng rừng ngập mặn được nâng cao mà không ảnh hưởng đến bảo vệ môi trường và rừng ngập mặn, được nhân rộng, lồng ghép trong các chính sách cấp quốc gia và cấp tỉnh để tăng cường bảo vệ khí hậu trong các hệ sinh thái độc đáo nhưng dễ tổn thương.
Khi dự án được đưa vào triển khai tại vùng rừng ngập mặn ven biển sẽ hỗ trợ cho 02 đơn vị quản lý rừng trong công tác bảo tồn tài nguyên rừng, biển, nâng cao năng lực thích ứng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu cho cộng đồng dân cư ven biển và tạo điều kiện giúp người dân sống trên lâm phần chuyển đổi ngành nghề, nâng cao sinh kế cộng đồng thông qua việc triển khai các mô hình sản xuất có hiệu quả, phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng ven biển./.
ĐÀO TẠO KHẢO SÁT CƠ BẢN TẠI VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ MAU
Trong hai ngày 27-29/04/2021, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) đã phối hợp với Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau tổ chức tập huấn điều tra cơ bản cho các cán bộ làm việc tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau với mục đích nhằm tìm hiểu sinh kế hiện tại của người dân, từ đó đưa ra đề xuất các mô hình sinh kế hiệu quả, đo lường trữ lượng carbon, loài và chất lượng cây trên diện tích rừng ngập mặn ở Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Cuộc điều tra cơ bản sẽ tiếp tục vào tháng 05-06/2021.
Để đạt được các mục tiêu trên, nhóm đã tiến hành đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội và sinh kế của người dân trong vùng dự án để làm tiền đề phát triển một mô hình sinh kế bền vững, hiệu quả. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đã áp dụng các ô tiêu chuẩn – được tính toán dựa trên các cấp tuổi rừng, đường kính và chiều cao của cây trồng trong ô tiêu chuẩn ở các khu vực cố định. Các dữ liệu này sẽ được xử lý bằng phần mềm viễn thám và kế thừa các phương trình để chuyển đổi từ dữ liệu trạng thái rừng sang sinh khối carbon.
“Rừng ngập mặn không chỉ có sinh khối trên mặt đất mà sinh khối dưới mặt đất đóng vai trò rất quan trọng. Theo các nhà khoa học, sinh khối ngầm của rừng ngập mặn chiếm khoảng 2/3 tổng sinh khối của rừng nên rừng ngập mặn Cà Mau sẽ nằm trong đối tượng sgiarm phát thải khí nhà kính trong thời gian tới.” – TS. Nguyễn Phú Hùng, Chuyên gia Rừng ngập mặn.
Tỉnh Cà Mau hiện có khoảng 60,000 ha rừng ngập mặn, không chỉ có giá trị kinh tế - xã hội, du lịch sinh thái mà còn là bể chứa carbon lớn, góp phần đáng kể vào việc giảm hiệu ứng nhà kính. Việc đánh giá khả năng hấp thụ và lưu trữ carbon rừng ngập mặn này là nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc quản lý nhà nước về giảm phát thải khí nhà kính, bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn, đồng thời cung cấp thông tin cho các cuộc đàm quốc tế về chương trình thực hiện giảm thiểu khí nhà kính. Vì vậy, việc các tổ chức, các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu, tính toán trữ lượng carbon rừng hiện có là rất cần thiết để tình Cà Mau bán carbon cho các công ty, các doạnh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Doanh thu từ việc bán carbon sẽ được sử dụng để hỗ trợ them cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, cải thiện sinh kế cho người dân trong vùng ngập mặn.
Sự kiện đã nhận được sự quan tâm của giới truyền thông địa phương, sau đây là một số tin bài: