Ứng phó với Biến đổi khí hậu
___________________________________________________________________________________________________________________________
SRD đã thành lập Mạng lưới các Tổ chức phi chính phủ Việt Nam và Biến đổi khí hậu (VNGO-CC) vào năm 2008 và hoạt động kể từ đó. SRD đặt mục tiêu giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu toàn cầu và địa phương để đóng góp vào Kế hoạch quốc gia về Thích ứng với Biến đổi khí hậu (NAP) và Đóng góp do quốc gia tự xác định (NDC) theo Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu.
SRD luôn hướng tới việc hỗ trợ, nâng cao năng lực ứng phó với Biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro thiên tai cho cộng đồng trong các khu vực dự án. Nhiều cộng đồng, các hộ gia đình đặc biệt dễ bị tổn thương đã được hưởng lợi từ các giải pháp và mô hình do SRD hỗ trợ, bao gồm mô hình Nông nghiệp thông minh với khí hậu (CSA), nông nghiệp dựa vào sinh thái tự nhiên, sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu và phòng ngừa rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.
Dự án "Bảo vệ khí hậu và rừng ngập mặn kết hợp với cải thiện thu nhập cho cộng đồng dễ bị tổn thương" (VM069) Dự án "Bảo vệ khí hậu và rừng ngập mặn kết hợp với cải thiện thu nhập cho cộng đồng dễ bị tổn thương" (VM069) bắt đầu thực hiện từ tháng 04 năm 2021 với tổng kinh phí là 940.000EUR do tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới của Đức tài trợ và UBND tỉnh đóng góp 15%. Dự án sẽ triển khai trong 3 năm tại xã Đất Mũi thuộc địa bàn Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và xã Tam Giang Đông thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang. Mục tiêu của dự án là tăng cường việc tích lũy Carbon của rừng ngập mặn thông qua các nỗ lực bảo tồn rừng, phát triển rừng và cải thiện sinh kế cho cộng đồng người nghèo và dễ bị tổn thương sống ở vùng rừng ngập mặn được nâng cao mà không ảnh hưởng đến bảo vệ môi trường và rừng ngập mặn. Việc thực hiện dự án sẽ góp phần thực hiện các mục tiêu bền vững, bao gồm 1. Giám sát Carbon rừng ngập mặn có sự tham gia của cộng đồng Năm 2021, SRD đã tiến hành điều tra, tính toán trữ lượng Carbon rừng ngập mặn tại 2 vùng dự án là Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang. Đã tiến hành điều tra trữ lượng Carbon trên 100 ô tiêu chuẩn nghiên cứu với 40 ô tiêu chẩn định vị để theo dõi lâu dài, đã tính toán được trữ lượng Carbon trên cơ sở để theo dõi tăng trưởng Carbon của rừng trong các năm tiếp theo. Cán bộ địa phương đã được tập huấn để có thể thực hiện theo dõi trữ lượng rừng, trữ lượng Carbon của rừng trong khu vực, Xem tại đây: Báo cáo đánh giá trữ lượng carbon rừng ngập mặn - dự án VM069 Báo cáo đánh giá hiện trạng kinh tế, xã hội - dự án VM069 2. Tiếp cận đồng quản lý rừng ngập mặn - hướng đi bền vững cho tương lai của bảo tồn và phát triển rừng Dự án đã thành lập và đưa vào vận hành 14 Tổ tự quản lâm nghiệp cấp ấp, 16 nhóm sở thích nông dân với tổng số gần 400 hộ gia đình tham gia tại hai khu vực Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang. Trong thời gian tới sẽ tiếp tục mở rộng thành viên, củng cố tổ chức, triển khai và phát triển các hoạt động mạnh mẽ trong bảo vệ rừng, đa dạng sinh kế dưới tán rừng, mục tiêu thu hút sự chủ động tham gia của người dân vào việc bảo vệ và phát triển rừng, cải thiện sinh kế dưới tán rừng để đảm bảo bảo vệ hệ sinh thái rừng một cách bền vững. Thông tin về hoạt động: Hoạt động khảo sát và thành lập tổ tự quản lâm nghiệp cấp ấp (VSFMG), nhóm sở thích nông dân (FG) 3. Tăng cường phối hợp quản lý rừng ngập mặn, góp phần giảm thiểu suy thoái rừng và gia tăng hấp thụ khí nhà kính 28 lớp tập huấn về các chủ đề liên quan đến biến đổi khí hậu, vai trò của rừng ngập mặn, thực hiện giám sát rừng và triển khai công nghệ giám sát rừng dựa vào cộng đồng đã được thực hiện với sự tham gia đông đảo của người dân vùng dự án cùng 5 cuộc họp chia sẻ về chính sách giao khoán đất rừng, luật lâm nghiệp giữa chủ rừng và cộng đồng đã được tổ chức. Thông qua các lớp tập huấn, người dân nhận thức sâu sắc hơn các ảnh hưởng, tác động của biến đổi khí hậu đối với đời sống, kinh tế, xã hội địa phương; nâng cao hiểu biết vai trò của rừng ngập mặn; tăng cường khả năng và sự chủ động trong thực hiện phối hợp, quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn. Phát huy sự phối hợp giữa chính quyền, chủ rừng và cộng đồng trong quản lý bền vững rừng ngập mặn và tài nguyên thiên nhiên thông qua quy chế đồng quản lý, cơ chế chia sẻ lợi ích từ khai thác tài nguyên thiên nhiên, từ đó phát huy sjw tham gia của cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rừng và bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển sinh kế hợp lý về sinh thái nhưng vẫn đảm bảo quản lý rừng bền vững. Bên cạnh đó tạo cơ chế cho quản lý tổng hợp, nhiều cơ quan và tổ chức xã hội có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến bảo vệ rừng, tham gia vào quá trình quản lý tài nguyên. Thông tin về hoạt động: Tập huấn bảo vệ rừng, giám sát rừng và lập bản đồ động thực vật 4. Đa dạng sinh kế dưới tán rừng - chìa khóa để ứng phó với biến đổi khí hậu 14 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản bền vững dưới tán rừng được tổ chức, 60 mô hình nuôi sò huyết được triển khai tại khu vực Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang bước đầu đã mang lại hiệu quả. Đối với cộng đồng có sinh kế phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên nơi đây, bảo vệ rừng ngập mặn kết hợp với nuôi trồng thủy sản, đa dạng dưới tán rừng sẽ là chìa khóa để tồn tại và ứng phó bền vững với biến đổi khí hậu. Việc triển khai các mô hình nuôi tôm dưới tán rừng, kết hợp đa dạng sinh kế như Sò huyết, Tôm tít, Cá bống mú,.. sẽ góp phần gìn giữ màu xanh của rừng ngập mặn, cải thiện thu nhập, ổn định sinh kế và duy trì bảo vệ đa dạng sinh học, bền vững với môi trường. Quá trình thực hiện cũng nâng cao sự chung tay và liên kết chặt chẽ giữa người dân, cộng đồng, nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức trong và ngoài nước. Thông tin về hoạt động: Tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng cho các hộ gia đình 5. Cải thiện sinh kế cho các hộ không có đất rừng làm tư liệu sản xuất - gián tiếp thúc đẩy bảo vệ và quản lý rừng bền vững 2 lớp tập huấn và hỗ trợ tài chính, máy móc thiết bị về cách làm khô mắm, chế biến thủy sản, làm chài lưới đánh bắt thủy hải sản đã được tổ chức với sự tham gia của hơn 40 hộ gia đình thuộc khu vực dự án. Đây là các hộ có kinh tế khó khăn do không có đất rừng, vuông nước để nuôi trồng thủy hải sản, cuộc sống phụ thuộc vào việc đánh bắt tự nhiên hoặc làm thuê cho các hộ khác. Việc học thêm được nghề làm khô mắm hay đan chài lưới có thể giúp họ cải thiện thu nhập, góp phần giảm áp lực lên rừng. Tổ hợp tác chế biến thủy sản Duyên Mai được thành lập và đưa vào hoạt động góp phần giải quyết việc làm, gia tăng thu nhập cho 20 hộ gia đình không có vuông sản xuất, gia tăng giá trị sản phẩm và hỗ trợ phát triển theo chuỗi giá trị. 6. Quản lý rác thải nhựa đại dương và nguồn nước Trung tâm SRD phối hợp với các đối tác địa phương thực hiện hoạt động tập huấn "Quản lý rác thải nhựa và hạn chế ô nhiễm nguồn nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu" cho thành viên 07 tổ Tự quản lâm nghiệp cấp ấp (VSFMG) tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Thông qua hoạt động tập huấn, cộng đồng dân cư nâng cao nhận thức về tác động của ô nhiễm rác thải nhựa, ô nhiễm nguồn nước đối với tình hình sản xuất, đời sống của người dân tỉnh Cà Mau nói chung và người dân tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau nói riêng, nhất là tác động đối với sức khỏe, cảnh quan môi trường và nuôi trồng thủy sản của cộng đồng dân cư. Phân loại rác thải hiện có tại khu vực, biện pháp thu gom, xử lý. Thông tin về hoạt động: Tập huấn quản lý rác thải nhựa và nguồn nước ---------------------------------------------------------------------- Để biết thêm thông tin của dự án, vui lòng truy cập đường dẫn dưới đây: Dấu ấn dự án năm thứ nhất: Các tin bài, truyền thông các hoạt động của dự án: Thời sự - Tham quan mô hình dự án