MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

TẬP HUẤN SỬ DỤNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT THAY ĐỎI RỪNG

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của dự án Trao quyền cho các tổ chức xã hội và cộng đồng địa phương tham gia hiệu quả vào Đề án Giảm phát thải Bắc Trung bộ” do Ngân hàng Thế giới tài trợ thông qua Mạng lưới Nông nghiệp bền vững và tài nguyên thiên nhiên châu Á (ANSAB), Nepal và Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) là đơn vị thực hiện, buổi tập huấn về cách sử dụng và áp dụng hệ thống quan trắc biến động lớp phủ thực vật gần thời gian thực (Terra-I) kéo dài trong 2 ngày (từ 9-10/5) tại địa bàn huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An cho 43 người là cán bộ của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An, UBND huyện Tương Dương, Hạt kiểm lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tương Dương, các tổ chức xã hội ở tỉnh Nghệ An và huyện Tương Dương, đại diện người dân ở các xã Tam Quang, Tam Đình, Tam Thái.
Mở đầu buổi tập huấn ngày 9/5, đại diện SRD đã có những giới thiệu về dự án trao quyền cho các tổ chức xã hội và cộng đồng để tham gia hiệu quả và chương trình giảm phát thải Bắc Trung Bộ và ý tưởng xây dựng Cơ chế Giám sát độc lập thay đổi rừng sử dụng công nghệ Terra-I cho các TCXH và cộng đồng địa phương (FCIM); điều kiện và khoảng trống để các TCXH và cộng đồng địa phương tham gia giám sát thay đổi rừng. Các chuyên gia Terra-I từ Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới (CIAT) cũng đã giới thiệu về thiết kế và kỹ thuật sử dụng công cụ Terra-I, một hệ thống theo dõi diễn biến rừng được nghiên cứu công phu và có nhiều ưu điểm. Hệ thống Terra-I phát hiện thay đổi rừng gần với thời gian thực sử dụng dữ liệu sẵn có hoàn toàn miễn phí; sử dụng đơn giản; không yêu cầu cao với người sử dụng; số liệu diễn biến sự thay đổi rừng được cập nhật 16 ngày/lần.
Ngày tiếp theo của hoạt động tập huấn, học viên đã được các chuyên gia hướng dẫn chi tiết về từng bước để sử dụng hệ thống Terra-I. Với xu hướng các cuộc cách mạng 4.0 như hiện nay, tổ chức xã hội cũng như cộng đồng địa phương đều rất hào hứng học hỏi, dễ dàng tiếp thu được cách sử dụng, truy cập Website Terra-I, tra cứu thông tin điểm mất rừng, định vị điểm mất rừng bằng điện thoại và thực hành từng bước sử dụng ngay tại buổi tập huấn. Cuối buổi tập huấn, các học viên chia sẻ rằng: “Hệ thống Terra-I này thật sự rất hữu ích và hiện đại, chúng tôi đều muốn có thêm lớp tập huấn về các kỹ năng thực hiện đồng thời hiểu sâu hơn nữa vào Terra-I trong thời gian tới”

2

                  Ông Lô Văn Hài – Chủ tịch hội nông dân huyện Tương Dương trình bày những vướng mắc tại buổi tập huấn

3

                                                     Đại diện CIAT giới thiệu về Terra-I cũng như cách sử dụng

4

                          Ông Trần Ngọc Tuệ - trình bày về đề xuất cơ chế giám sát rừng độc lập tại buổi tập huấn

7 

                          Cô Đào Thị Minh Châu – Trung tâm Môi trường và Tài nguyên Sinh học phát biểu tại buổi tập huấn

6

                                                  Học viên học cách sử dụng định vị điểm thay đổi rừng

 

 

 

 

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt