MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Tập huấn trồng rừng và triển khai trồng rừng ngập mặn phòng hộ tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang - VM069

Dự án "Bảo vệ khí hậu và rừng ngập mặn kết hợp với cải thiện thu nhập cho cộng đồng dễ bị tổn thương" (VM069) bắt đầu thực hiện từ tháng 04 năm 2021 với sự tài trợ của tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới của Đức. Dự án sẽ triển khai trong 3 năm tại xã Đất Mũi thuộc địa bàn Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và xã Tam Giang Đông thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang. Mục tiêu của dự án là tăng cường việc tích lũy Carbon của rừng ngập mặn thông qua các nỗ lực bảo tồn rừng, phát triển rừng và cải thiện sinh kế cho cộng đồng người nghèo và dễ bị tổn thương sống ở vùng rừng ngập mặn được nâng cao mà không ảnh hưởng đến bảo vệ môi trường và rừng ngập mặn.

Trồng và bảo vệ rừng ngập mặt là một nội dung quan trọng đóng góp cho sự tăng trưởng carbon diện tích rừng ngập mặn tại vùng dự án. Với mục tiêu  tăng cường trữ lượng carbon rừng ngập mặn, hiệu quả phòng hộ của rừng thông qua việc trồng mới rừng ngập mặn tại khu vực BQL RPH Tam Giang. Huy động sự tham gia tích cực của người dân trong việc phối hợp với dự án và cơ quan địa phương thực hiện bảo vệ, phát triển rừng.

Trong tháng 9, tháng 10 năm 2022, SRD phối hợp với tổ công tác dự án, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng ngập mặn và triển khai trồng mới, bổ sung trên diện tích 32.45 ha tại diện tích rừng phòng hộ của BQL RPH Tam Giang.

TH Trồng rừng 1TH_Trồng_rừng_2.jpg

  

Tại lớp tập huấn các học viên được trao đổi, hướng dẫn các kiến thức về kỹ thuật trồng rừng ngập mặn đối với loài Đước phù hợp với điều kiện thể nền, thời tiết, khí hậu tại BQL RPH Tam Giang để đạt tỷ lệ sống, sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Ngoài ra, các học viên được trao đổi thêm các kiến thức về hiểm họa liên quan đến biến đổi khí hậu ở địa phương; vai trò và lợi ích của việc phát triển hệ thống rừng ngập mặn. Cán bộ các cơ quan quản lý nhà nước cũng chia sẻ thêm một số thông tin, kỹ năng để quản lý bảo vệ rừng ngập mặn bền vững sau khi trồng có sự tham gia của cộng đồng; một số kỹ năng truyền thông về chăm sóc và bảo vệ rừng đã thực hiện và có hiệu quả.

Ngay sau lớp tập huấn, với sự hỗ trợ cây giống, thể nền từ dự án, thành viên các tổ Tự quản lâm nghiệp đã phối hợp cùng trồng rừng ngập mặn tại các diện tích rừng ngập mặn phòng hộ của BQL RPH Tam Giang.

 

Trồng rừng 3Trồng rừng 5

 

Dự án đã hỗ trợ giống trồng rừng mới cho diện tích 05 ha đã được xử lý thể nền và trồng rừng bổ sung 27,45 ha với Loài cây Đước (Rhizophora apiculata); Đây là loài cây bản địa, đặc tính của loài cây này thích nghi với vùng đất ngập mặn, hệ rễ chân nôm khó đổ ngã, khả năng sinh trưởng tốt trong môi trường ngập mặn, sức sống khỏe, ít bị sâu bệnh...

Trồng rừng 2Trồng rừng 4Trồng rừng 6

 

Sau khi hoàn thành hoạt động trồng rừng, một số biện pháp bảo vệ, phát triển rừng sẽ được triển khai bao gồm:

Các hộ gia đình tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và báo cáo đến cơ quan quản lý để ngăn chặn xử lý kịp thời các vụ vi phạm về rừng. Điều chỉnh các hoạt động nuôi trồng thủy sản, có các giải pháp tránh tổn hại đến rừng trồng trong thời gian 5 năm đầu, giám sát chặt chẽ để khi sên vét ao đầm không làm ảnh hưởng đến rừng trồng. BQL RPH phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành đến hộ dân và các chính sách hưởng lợi của người trồng rừng để người dân nắm và thực hiện. Thực hiện kiểm tra thường xuyên diện tích trồng rừng nhằm đảm bảo thực hiện tốt công tác trồng rừng đạt chỉ tiêu đề ra. Trong quá trình hoạt động chăm sóc quản lý bảo vệ rừng, dự án, BQL RPH Tam Giang tổ chức cuộc họp, sơ tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp thực hiện phù hợp với tình hình hiện tại để thực hiện có hiệu quả.

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt