MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

LỚP TẬP HUẤN “NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHO NHÓM TƯ VẤN TRONG NƯỚC (DAG) VỀ VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG CÔNG BẰNG”

Trong hai ngày 22 và 23/12/2023, tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, Liên Đoàn Thương Mại Và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI), được sự tài trợ của Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES), đã phối hợp với các thành viên của Nhóm tư vấn trong nước - Việt Nam (DAG) của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) tổ chức lớp tập huấn “Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho nhóm tư vấn trong nước (DAG) về vấn đề Lao động và Môi trường trong quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng”. Tham dự lớp tập huấn bao gồm Chủ tịch DAG Việt Nam bà Trần Thị Lan Anh -Tổng thư ký VCCI và Phó chủ tịch DAG Việt Nam - Ts. Phạm Thu Lan, cùng đại diện của 07 thành viên DAG Việt Nam; bên cạnh đó còn có sự tham gia của Trưởng đại diện FES tại Việt Nam - ông Timo Rinke, đại diện các trường đại học như đại học Thủy Lợi, Đại học Luật, đại học Quốc Gia Hà Nội, v.v, và các Viện nghiên cứu và các tổ chức phi lợi nhuận đã và đang triển khai các dự án có liên quan đến Hiệp định EVFTA.

Nội dung được tập huấn bao gồm: 1) Cập nhật nội dung và tiến trình cuộc họp DAG Việt Nam-EU, Diễn đàn phát triển bền vững do phó giám đốc Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) trình bày đây là kết quả sau chuyến công tác tại Ủy Ban Châu Âu Vương Quốc Bỉ từ ngày 25-30/11/2023 của đại diện DAG Việt Nam; 2) Cam kết môi trường trong Chương 13 Thương mại và Phát triển Bền vững của Hiệp định EVFTA -Thực trạng thi hành, thách thức và các giải pháp cho doanh nghiệp do đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường trình bày; 3) Diễn tiến và Hiệu quả cơ chế DAG-Bài học từ Hàn Quốc và Ukraina, do đại diện Viện Công nhân và Công đoàn-Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam trình bày; 3) Thẻ vàng “Khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU)” của Liên minh Châu Âu (EU) - Các giải pháp khắc phục của Việt Nam, do đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) trình bày; 4) Tổng quan quy định về trách nhiệm thẩm định chuỗi cung ứng do đại diện VCCI trình bày.

Sau hai ngày học tập và nghe các diễn giả báo cáo và trao đổi thảo luận, các thành viên tham gia lớp tập huấn đã tiếp thu được nhiều nội dung mang tính chất cơ bản, những cam kết của tại Hiệp định EVFTA cũng như những điểm mới của hiệp định FTA, một Hiệp định thế hệ mới, ngoài việc hai bên cam kết giảm đến hơn 90% các loại thuế trong thương mại ngay sau khi Hiệp định được ký kết và có hiệu lực từ ngày 1/08/2020, hai bên cũng đã có những cam kết sâu rộng về lĩnh vực phi thuế như cam kết bảo vệ môi trường, xã hội và người lao động. Đặc biệt các diễn giả cũng đã làm rõ cơ chế và thực tiễn hoạt động của Nhóm DAG sau 3 cuộc họp chung, các học viên cũng nhận thấy cơ chế này sẽ có giá trị cao nếu không quá đi sâu vào những nội dung mang tính chính trị, và sẽ không thể được coi đây là diễn đàn tuyên truyền về các vấn đề mà hai bên chưa thống nhất, có sự khác biệt.

Một số hình ảnh tại Lớp tập huấn

aa1

 Đại biểu tham gia lớp tập huấn

aa2 

Các đại biểu phát biểu ý kiến và đặt câu hỏi cho diễn giả

aa3    aa4

Toàn cảnh lớp tập huấn

aa5

Diễn giả Ts. Phạm Thu Lan (Viện Công nhân và Công đoàn)

aa6

Ts. Nguyễn Phú Hùng (Trung tâm SRD) báo cáo

 

 

 

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt