MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRA THÔNG TIN ĐẦU VÀO HIỆN TRẠNG RỪNG VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG - DỰ ÁN DỰ ÁN “BẢO VỆ KHÍ HẬU VÀ RỪNG NGẬP MẶN KẾT HỢP VỚI CẢI THIỆN THU NHẬP CHO CÁC CỘNG ĐỒNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG”

NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRA THÔNG TIN ĐẦU VÀO

HIỆN TRẠNG RỪNG VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG

TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ TAM GIANG VÀ VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ MAU, TỈNH CÀ MAU – VM069

 

Trong khuôn khổ dự án Dự án “Bảo vệ khí hậu và rừng ngập mặn kết hợp với cải thiện thu nhập cho các cộng đồng dễ bị tổn thương” được triển khai trong 3 năm bắt đầu từ tháng 4/2021, tại xã Đất Mũi thuộc địa bàn Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và xã Tam Giang Đông thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang. Với mục đích có được những thông tin, dữ liệu đầu vào cần thiết cho việc theo dõi, triển khai và đánh giá, dự án sẽ tiến hành hoạt động “Nghiên cứu, điều tra thông tin đầu vào cho dự án VM069 tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang, tỉnh Cà Mau”. Chính trong bối cảnh của sự nóng lên toàn cầu, sự hấp thụ Carbon của các hệ sinh thái rừng đã và đang nhận được nhiều sự chú ý nghiên cứu, đặc biệt đối với rừng ngập mặn. Với các mối đe dọa của nước biển dâng, yêu cầu cấp thiết cần phải thu thập các thông tin sinh khối rừng ngập mặn.

Nghiên cứu với mục tiêu thu thập, tổng hợp đầy đủ thông tin về trữ lượng Carbon, thông tin về hệ thống, cơ cấu quản lý rừng ngập mặn tại địa bàn thực hiện dự án và những thông tin trong lĩnh vực lâm nghiệp khác. Qua đó làm cơ sở để đánh giá, triển khai các hoạt động tiếp theo của dự án và theo dõi tiến độ, kết quả thực hiện dự án. Triển khai hoạt trộng tại 139 hộ nhận khoán bảo vệ rừng phòng hộ, rừng sản xuất thuộc xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn và 199 hộ nhận khoán bảo vệ rừng đặc dụng thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

 

LN01

LN02

Vị trí các OTC trong vùng dự án

 

LN03

LN04

RNM tại BQL RPH Tam Giang

RNM tại VQG Mũi Cà Mau

 
       

Với phương pháp rút mẫu điển hình theo hướng dẫn của UNFCCC (2015), đã có 60 OTC tại BQL RPH Tam Giang (trong đó có 20 ô định vị) và 40 OTC tại VQG Mũi Cà Mau được thiết lập. Trong các OTC định vị, tiến hành đánh số tất cả các cây từ 1 đến n (dùng biển plastic đóng vào thân cây), việc thiết lập ô định vị giúp theo dõi hiện trạng rừng một cách lâu dài.

Các chỉ tiêu của cây rừng được xác định tại hiện trường như: tên loài cây, chu vi gốc, chiều cao cây, chất lượng cây, độ tàn che. Hiện trạng rừng tại vùng dự án được xác định là rừng trồng Đước đôi (Rhizophora apiculata) thuần loài, được người dân kết hợp nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng.

 

LN05

LN06

Lập ô định vị cho rừng ngập mặn

Điều tra cây tái sinh rừng ngập mặn

 

LN07

LN08

Hoạt động tuần tra kiểm soát của lực lượng bảo vệ rừng

Ảnh hưởng của nuôi trồng thủy sản đến rừng ngập mặn

 

LN09

Hiện trạng trồng rừng sau khai thác tại BQL RPH Tam Giang

 

Từ số liệu điều tra ngoài hiện trường, sinh khối rừng ngập mặn được xác định bằng công thức tính được đề xuất bởi Komiyama và cộng sự (2005) cho rừng ngập mặn khu vực Đông Nam Á, lượng Cacbon rừng ngập mặn trên mặt đất chiếm sẽ được theo dõi trong 3 năm triển khai dự án. Nghiên cứu cũng đề xuất những giải pháp góp phần giúp công tác quản lý bảo vệ rừng tốt hơn, từ đó giúp nâng cao sinh khối rừng ngập mặn.

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt