MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN “BẢO VỆ KHÍ HẬU VÀ RỪNG NGẬP MẶN KẾT HỢP VỚI CẢI THIỆN THU NHẬP CHO CÁC CỘNG ĐỒNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG – VM069”

Dự án “Bảo vệ khí hậu và rừng ngập mặn kết hợp với cải thiện thu nhập cho các cộng đồng dễ bị tổn thương được triển khai trong 3 năm bắt đầu từ tháng 4/2021, tại xã Đất Mũi thuộc địa bàn Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và xã Tam Giang Đông thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang. Mục tiêu của dự án là tăng cường việc tích lũy Carbon của rừng ngập mặn thông qua các nỗ lực bảo tồn rừng, phát triển rừng và cải thiện sinh kế cho cộng đồng người nghèo và dễ bị tổn thương sống ở vùng rừng ngập mặn được nâng cao mà không ảnh hưởng đến bảo vệ môi trường và rừng ngập mặn, được nhân rộng, lồng ghép trong các chính sách cấp quốc gia và cấp tỉnh để tăng cường bảo vệ khí hậu trong các hệ sinh thái độc đáo nhưng dễ tổn thương.

Trong khuôn khổ dự án, tháng 5 và tháng 6 vừa qua, Trung tâm Phát triển Nông thôn bền vững đã tổ chức các hoạt động:

1.Điều tra trữ lượng Carbon rừng ngập mặn:

Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) đã phối hợp với Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang tổ chức điều tra trữ lượng Carbon rừng trên diện tích rừng ngập mặn ở Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và BQL RPH Tam Giang. Bằng cách dụng các ô tiêu chuẩn, tính toán các cấp tuổi rừng, đường kính và chiều cao của cây trồng trong ô tiêu chuẩn ở các khu vực cố định. Các dữ liệu này sẽ được xử lý bằng phần mềm viễn thám và kế thừa các phương trình để chuyển đổi từ dữ liệu trạng thái rừng sang trữ lượng, sinh khối Carbon.

dtht.png2.Điều tra hiện trạng sinh kế, xã hội, bình đẳng giới:

  1. gerfg.jpg

 

Để đạt được các mục tiêu của dự án phần sinh kế, nhóm nghiên cứu của Trung tâm SRD cũng đã tiến hành thu thập hiện trạng kinh tế - xã hội và sinh kế của người dân trong vùng dự án để làm tiền đề phát triển một mô hình sinh kế bền vững, hiệu quả. Bằng các công cụ khảo sát có sự tham gia (PRA), phỏng vấn bảng hỏi, thảo luận nhóm. Gần 400 hộ dân có đất sản xuất và không có đất sản xuất tại khu vực dự án được khảo sát.

3. Thành lập tổ tự quản lâm nghiệp (VFSMG)

ehetfb.jpg

 

Tổ tự quản lâm nghiệp (VFSMG) được thành lập tại từng ấp, từng tiểu khu trong khuôn khổ dự án thông qua sự phối hợp giữa Trung tâm SRD với các đối tác dự án tại tỉnh Cà Mau, kết thúc tháng 6, nhóm cán bộ dự án đã hỗ trợ thành lập được 6 nhóm VFSMG tại BQL RPH Tam Giang, với số lượng thành viên từ 24-28 thành viên/tổ, mỗi tổ đều có ban quản lý tổ, quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của tổ và kế hoạch phối hợp với các cơ quan quản lý lâm nghiệp tại địa phương.

 

trhtg.jpg

Sau khi đi vào hoạt động, tổ tự quản lâm nghiệp sẽ góp phần hỗ trợ VQG, BQL RPH thực hiện công tác tuần tra, bảo vệ rừng, phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng. Sự tham gia của các tổ trong quá trình theo dõi diễn biến rừng và quản lý rừng là rất cần thiết.

Bên cạnh thực hiện công tác tuần tra, theo dõi diễn biến rừng, các tổ VFSMG tại các ấp, các tiểu khu còn tham gia tuyên truyền pháp luật, lấy ý kiến người dân, đóng góp ý kiến, tham mưu cho UBND cấp xã, BQL RPH, Vườn Quốc gia về công tác bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng theo từng năm.

 

Để các tổ thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, trong thời gian tới dự án sẽ hỗ trợ một số trang thiết bị, dụng cụ cho từng tổ, đồng thời tập huấn sử dụng đối với từng thiết bị, dụng cụ đó cùng với việc lập kế hoạch, sử dụng công nghệ trong bảo vệ rừng. Từ đó, các tổ tự quản có thể tự chủ động thực hiện các biện pháp Bảo vệ rừng, PCCCR vào bất kỳ thời điểm nào.

4.Thành lập nhóm sở thích nông dân (FG)

ethethg.jpg

 

Những ngày cuối cùng của tháng 6, Hội Liên hiệp phụ nữ Cà Mau phối hợp với Trung tâm SRD thành lập 4 nhóm sở thích nông dân tại khu vực xã Đất Mũi và VQG Mũi Cà Mau. Việc thành lập nhóm sở thích là cách để huy động sự tham gia tích cực của nông dân trong việc thực hiện các mô hình, các hoạt động của dự án cũng như tăng cường tiếng nói của họ trong việc quyết định các hoạt động nuôi trồng thủy sản, nông lâm kết hợp nhằm thích ứng, tăng khả năng thích ứng, chống chịu và phục hồi với BĐKH và phù hợp với nhu cầu của người dân. Thành viên trong các nhóm sở thích cũng sẽ đồng hành cùng dự án trong quá trình thực hiện các hoạt động nuôi trồng thủy sản bền vững dưới tán rừng, quản lý bảo vệ hiệu quả rừng ngập mặn, quản lý tài nguyên rừng trong bối cảnh những tác động bởi BĐKH đang ngày càng ảnh hưởng nặng nề tại khu vực dự án.

trhedg.jpg

 

Bằng các hoạt động dự án đã triển khai, hy vọng rằng khi dự án được đưa vào triển khai tại vùng rừng ngập mặn ven biển sẽ hỗ trợ cho 02 đơn vị quản lý rừng trong công tác bảo tồn tài nguyên rừng, biển, nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai cho cộng đồng dân cư ven biển và tạo điều kiện giúp người dân sống trên lâm phần chuyển đổi ngành nghề, nâng cao sinh kế cộng đồng thông qua việc triển khai các mô hình sản xuất có hiệu quả, phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng ven biển.

 

 

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt