MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

UBND huyện Thuận Châu chủ động nhân rộng mô hình canh tác lúa thích ứng với BĐKH sau hơn một năm thực hiện dự án.


UBND huyện Thuận Châu chủ động nhân rộng mô hình canh tác lúa thích ứng với BĐKH sau hơn một năm thực hiện dự án.
Canh tác nông nghiệp nói chung và canh tác lúa nói riêng nhằm tăng sự thích ứng, khả năng chống chịu và giảm thiểu những tác động tiêu cực bởi thời tiết đang ngày một được quan tâm bởi UBND và các cơ quan chuyên môn của huyện Thuận Châu, đặc biệt là sau khi các dự án về phát triển nông lâm nghiệp bền vững được thực hiện bởi Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD).

1

Từ năm 2020 đến nay, sau khi thực hiện 15 lớp tập huấn với 15 mô hình trình diễn về canh tác lúa lúa thích ứng với biến đổi khí hậu (CAR) trong khuôn khổ dự án “Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp tại vùng núi Tây Bắc”, do tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới tài trợ, người dân và chính quyền địa phương tại 4 xã dự án là Muổi Nọi, Bon Phặng, Nậm Lầu và Chiềng Pha của huyện Thuận Châu đã nhận thấy rõ những ưu điểm của cách thức canh tác lúa mà dự án đang làm. Người dân đã được trải nghiệm và áp dụng cách canh tác lúa CAR bằng việc sử dụng các loại giống lúa thuần, giống lúa bản địa để gieo cấy. Họ đã sử dụng ngày một nhiều hơn phân bón hữu cơ vi sinh, phân chuồng ủ hoai mục và giảm số lần phun thuốc BVTV nhằm cải thiện chất lượng đất, tăng cường hệ vi sinh vật và đa dạng sinh học trên đồng ruộng, trong khi vẫn đảm bảo được năng suất, giảm được chi phí từ việc mua thóc giống, phân bón hóa học và thuốc BVTV.

2.jpg

Trước những kết quả thực tiễn khả quan nêu trên, UBND huyện Thuận Châu đã chủ động đưa ra kế hoạch số 65/KH-UBND nhằm nhân rộng mô hình canh tác lúa chuyển đổi sang hữu cơ, thích ứng với BĐKH. Kế hoạch này đã được hoàn thiện và đã giao cho Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cùng Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Thuận Châu triển khai thực hiện từ vụ Mùa năm 2022 tại 9 của huyện gồm: Bon Phặng, Chiềng Pha, Tông Cọ, Chiềng Pấc, Mường É, Phổng Lập, Chiềng Ly, Thôm Mòn và Phổng Lăng, trong đó có 7 nằm ngoài vùng dự án .

3

Để thực hiện kế hoạch, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững đã phối hợp UBND huyện Thuận Châu đã cấp phát phân hữu cơ vi sinh cho 2124 hộ với tổng diện tích cấy lúa theo hướng hữu cơ là 163,8 ha tại 9 xã nêu trên và tiến hành tập huấn 4 đợt theo các giai đoạn phát triển của cây lúa cho các hộ nông dân tại 7 xã ngoài vùng dự án về kỹ thuật canh tác thích ứng với BĐKH (CAR). Tổng số lớp tập huấn đã và sẽ triển khai từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2022 là 28 lớp, với khoảng 1200 lượt người tham gia . Người dân/ học viên tại mỗi lớp tập huấn sẽ được vừa học vừa thực hành trên đồng ruộng và về áp dụng vào ruộng lúa tại gia đình mình.

4

Trong tháng 6, tháng 7 năm 2022, các lớp tập huấn đã trải qua đợt học tập đầu tiên với những hướng dẫn, chia sẻ cụ thể để người dân làm tốt công việc gieo mạ, làm đất và cấy theo đúng kỹ thuật của mô hình. Cụ thể hơn, người dân đã được hướng dẫn để gieo khoảng 1,4 đến 1,5 kg thóc giống cho mỗi 1,000m2 ruộng cấy (thay vì 5 đến 6kg như thói quen thường làm). Người dân cũng được hướng dẫn và xem cách thực hành từ việc xử lý hạt giống, ngâm ủ và gieo mạ trên nền ruộng hoặc tại sân nhà. Tiếp đến, giảng viên cũng giới thiệu và chia sẻ về cách làm đất để gieo cấy trong vụ mùa để cây lúa được phát triển tốt nhất, không bị nghẹt rễ/ thối rễ do xử lý gốc rạ của vụ Xuân không đúng kỹ thuật. Về cách cấy lúa, người dân được hướng dẫn và động viên để cấy từ 1 đến 2 dảnh cho mỗi khóm (thay vì thói quen cấy 3 – 5 dảnh) và cấy thưa từ 15 đến 18cm từ khóm lúa này đến khóm lúa kia.

5

Theo quan sát và đánh giá ban đầu bởi nhóm cán bộ từ Phòng Nông nghiệp, từ Trung tâm SRD thì các lớp tập huấn đầu tiên đã thu hút được khoảng 80% số lượng học viên/người dân tham gia do một số người nghỉ vì bận đi thu hoạch lúa vụ Xuân. Thái độ tham gia của đa số người dân là tích cực và vui vẻ. Hy vọng rằng, sau 3 đợt tập huấn còn lại, trải dài từ tháng 8 đến đầu tháng 10/2022 thì người dân sẽ được thảo luận và áp dụng được những kỹ thuật cơ bản về canh tác lúa khi chuyển đổi sang hữu cơ và thích ứng với BĐKH, góp phần lan tỏa cách thức canh tác nông nghiệp an toàn hơn cho sức khỏe con người và môi trường.

 

Tài liệu tham khảo:
https://thuanchau.sonla.gov.vn/1310/31959/65027/645432/kinh-te/trien-khai-tap-huan-san-xuat-lua-theo-huong-chuyen-doi-huu-co-thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau-car
https://trangtraiviet.danviet.vn/nang-cao-kien-thuc-san-xuat-lua-theo-huong-chuyen-doi-huu-co-thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau-cho-nong-dan-20220627163519816.html

 

UBND huyện Thuận Châu chủ động nhân rộng mô hình canh tác lúa thích ứng với BĐKH sau hơn một năm thực hiện dự án.

Canh tác nông nghiệp nói chung và canh tác lúa nói riêng nhằm tăng sự thích ứng, khả năng chống chịu và giảm thiểu những tác động tiêu cực bởi thời tiết đang ngày một được quan tâm bởi UBND và các cơ quan chuyên môn của huyện Thuận Châu, đặc biệt là sau khi các dự án về phát triển nông lâm nghiệp bền vững được thực hiện bởi Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD).

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt