MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Khi nói đến canh tác lúa thông minh với khí hậu (CSR), nhiều người đặt câu hỏi thế nào là thông minh và vì sao cần phải canh tác thông minh? Đơn giản có thể hiểu CSR là phương pháp giúp bà con nông dân thay đổi thói quen canh tác lúa hiện nay với việc sử dụng nhiều phân hóa học, nhiều thuốc trừ sâu, nhiều giống cũng như sử dụng nước không hiệu quả, nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời tăng năng suất và chất lượng gạo.Nếu người nông dân chỉ cần thay đổi chút xíu trong canh tác như cải tiến cách gieo, cấy để giảm giống, giảm lượng phân hóa học, bằng việc tăng nguồn phân hữu cơ, cũng như giảm dần số lần và số loại thuốc bảo vệ thực vật bằng các biện pháp ra quyết định trên cơ sở phân tích hệ sinh thái, thì đã giúp không chỉ cho môi trường ngày càng thân thiện hơn, bớt ô nhiễm hơn, nhưng quan trọng là giảm dần các khí phát thải nhà kính như dioxit cacbon, methan, nitorat...Hơn thế nữa, khi bà con giảm được giống, có nghĩa bà con đỡ bị phụ thuộc quá nhiều vào nguồn giống bên ngoài, cũng như tiết kiêm chi phí khi mua giống. Tất cả những cách 'ứng xử" này trong canh tác được gọi là thông minh với khí hậu, có nghĩa chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tiếp nối sự thành công của mô hình "Nông dân tham gia canh tác lúa cải tiến (SRI) và lựachọn giống lúa" tại xã Vạn Xuân, huyện thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa trong khuôn khổ dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam, từ tháng 6/2014 đến tháng 9/2015, với sự giúp đỡ và hợp tác của chuyên gia từ Trung tâm Bảo vệ Thực vật miền Trung, các cán bộ kỹ thuật của SRD, cùng với Phòng Nông nghiệp và Trạm Khuyến nông huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, đã tổ chức 03 lớp học đồng ruộng CSR trong vụ xuân 2016 cho 90 nông dân của 07 thôn tại 03 xã Xuân Chinh, Xuân Lẹ và Vạn Xuân, huyện thường Xuân từ trung tuần tháng 6/2016. Các lớp học đồng ruộng này sẽ được tổ chức kéo dài trong 7 buổi học, tập trung vào các giai đoạn phát triển và sinh trưởng quan trọng của cây lúa, từ gieo mạ, đẻ nhánh đến trỗ và chín. Trong những buổi học này, chuyên gia và cán bộ kỹ thuật của SRD sẽ giúp cho bà con hiểu cần thay đổi thói quen sử dụng giống, phân hóa học hay thuốc trừ sâu cũng như giai đoạn nào cây lúa không cần nước để điều chỉnh ... theo phương pháp cầm tay chỉ việc, tương tác hai chiều giữa hướng dẫn viên và học viên. Bên cạnh việc học trên lớp, 90 học viên của lớp học đồng ruộng này còn dành một thửa ruộng riêng của gia đình mình để thực hành theo đúng những cách hướng dẫn mà họ được tham gia trong lớp học đồng ruộng.
Hôm nay là buổi đầu tiên lớp học tổ chức tại xã Xuân Chinh (22/6/2016), bà con được tìm hiểu sâu hơn mối quan hệ giữa lý thuyết và thực hành của việc làm đất, gieo mạ. Chuẩn bị đất, gieo mạ và chăm sóc cây mạ tưởng chừng như bài học vỡ lòng của bất cứ người nông dân nào, ấy thế mà không phải tất cả bà con đã hiểu kiểm tra thế nào để biết các hạt thóc đã "no nước" đảm bảo nảy mầm tốt? làm thế nào để có được cây mạ khỏe. Giữa cái nắng nóng của miền Trung, trong căn nhà nhỏ hơn 30 nông dân đã có mặt từ rất sớm để chờ các cán bộ mang cái chữ đến. Thế mới biết người nông dân nói chung, bà con nông dân ở vùng sâu xa như xã Xuân Chinh, huyện Thường Xuân cần được nắm bắt kỹ thuật sản xuất như thế nào. Cả đời gắn với cây lúa, con lợn, con gà, nhưng hầu hết phương thức canh tác của bà con chỉ được rút ra từ kinh nghiệm, cơ sở khoa học để giải đáp những kiến thức bà con có được cần phải có cán bộ hướng dẫn. Vì vậy mặc dù toàn thảo luận về kỹ thuật như chọn giống lúa thuần, đến kỹ thuật bón phân chuồng hoai mục, kỹ thuật cấy hàng rộng hàng hẹp, nhưng ai cũng hồ hởi lắng nghe và chia sẻ bất chấp cái nóng, cái ngột ngạt của mùa hè ở miền Tây Thanh Hóa.

Ảnh 1

Bà con xã Xuân Chinh tham gia lớp học CSR 

Chuyên gia Nguyễn Tấn Lộc chia sẻ với học viên cách gieo mạ hàng rộng hàng hẹp

 Chuyên gia Nguyễn Tuấn Lộc – Giám đốc Trung tâm Bảo vệ Thực vật miền Trung đang chia sẻ

với học viên cách gieo mạ hàng rộng hàng hẹp  

Bà Nguyễn Thị Hòa PGĐ SRD chia sẻ với bà con về khái niệm CSR  

 Bà Nguyễn Thi Hòa – PGĐ SRD chia sẻ với bà con về khái niệm CSR

 Cuối buổi học, chuyên gia cùng bà con xây dựng lịch trình và các hoạt động triển khai, đảm bảo rằng, phương pháp CSR không chỉ áp dụng trên ruộng thực hành, mà còn được áp dụng trên cả 30 thửa ruộng của từng gia đình học viên. Buổi học tiếp theo sẽ tập trung vào cây lúa trong giai đoạn đẻ nhánh hứa hẹn sẽ là buổi học thú vị và thực tiễn vì đó sẽ là buổi học ngay tại ruộng của lớp học, nơi bà con sẽ cùng với chuyên gia, chung tay góp sức để đưa mô hình CSR đến mọi nhà ngay trong vụ kế tiếp, khi vào cuối vụ này bà con sẽ chia sẻ kết quả với những nông dân khác trong thôn, xã.

 

 

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt