Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

TUYỂN CHUYÊN GIA THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

Chuyên gia thu thập thông tin và xử lý thông tin

(Thúc đẩy quản trị rừng, thương mại gỗ hợp pháp thông qua thực hiện Hiệp định EVFTA (No. CSO-LA/2019/413943))

1. Tổng quát dự án

Mục tiêu tổng thể

Tạo điều kiện và tăng cường sự đóng góp của các Tổ chức xã hội Việt Nam vào phát triển công bằng và bền vững tại Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể của dự án

Đẩy mạnh vai trò của Mạng lưới các tổ chức xã hội Việt Nam về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản (VNGO-FLEGT), để các thành viên tích cực, đủ năng lực có thể giám sát quá trình thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) trong lĩnh vực quản trị rừng và thương mại gỗ.

Kết quả

Kết quả 1: Mạng lưới VNGO-FLEGT chủ động tham gia vào các cơ chế giám sát có sự tham gia của TCXH trong EVFTA

Kết quả 2: Các thành viên nhóm Tư vấn trong nước (DAGs) và ngành công nghiệp gỗ nói riêng thúc đẩy quá trình quản trị và các biện pháp chống thương mại gỗ bất hợp pháp.

Kết quả 3: Uỷ Ban Thương mại, Uỷ Ban Thương mại và Phát triển bền vững của EVFTA cam kết bảo vệ rừng và tôn trọng quyền người dân liên quan đến rừng trong quá trình thực hiện EVFTA.

Thời hạn dự án

1/09/2020 đến 31/08/2024

Nhóm mục tiêu

Thành viên DAG, Hội, Hiệp hội CSOs, Cơ quan quản lý Nhà nước, thành viên mạng lưới VNGO-FLEGT, VNGO-EVFTA

Nguồn tài trợ

EU

Địa điểm thực hiện dự án

Toàn quốc

Đối tượng hưởng lợi

Thành viên DAG, Hội, Hiệp hội CSOs, Cơ quan quản lý Nhà nước, thành viên mạng lưới VNGO-FLEGT, VNGO-EVFTA

Hoạt động của dự án

A.1.1 Tổ chức tập huấn về các quy định liên quan trong EVFTA cũng như chức năng và vai trò của DAGs

A.1.2 Phát triển chiến lược mạng lưới VNGO để chủ động tham gia vào cơ chế giám sát có sự tham gia của TCXH trong EVFTA (CSMMs)

A.1.3 Thúc đẩy sự tham gia của TCXH trong việc thực hiện EVFTA

A.1.4 Phát triển và thực hiện chiến lược truyền thông của các tổ chức VNGO

A.2.1 Thực hiện được các nghiên cứu và phân tích liên quan đến việc triển khai thực hiện Hiệp định EVFTA, tập trung vào sản phẩm gỗ và đăng tải lên các phương tiện truyền thông

A.2.2 Phát triển dự án với các hoạt động chung có sự tham gia của các thành viên trong cơ chế giám sát có sự tham gia của các TCXH.

A.3.1 Tham gia vào quá trình tham vấn xây dựng cơ chế giám sát có sự tham gia của TCXH về việc thực hiện EVFTA

A.3.2 Các cuộc họp thường xuyên với các cán bộ phụ trách việc thực hiện EVFTA của các cơ quan chính phủ

A.3.3 Tổ chức hai chuyến tham quan khảo sát cho các TCXH Việt Nam tại Bỉ

2. Bối cảnh

Từ khi hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vào những năm 1980, nền kinh tế của Việt Nam đã và đang ngày càng tăng trưởng: Từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, Việt Nam đã có sự phát triển kinh tế vượt bậc và trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Sự tăng trưởng vượt bậc này được phản ánh trong nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau, đặc biệt là sản xuất lâm nghiệp. Không thể phủ nhận rằng Việt Nam là trung tâm của thương mại lâm sản toàn cầu, nhập khẩu gỗ từ 80 quốc gia và cũng là nơi xuất khẩu các sản phẩm gỗ lớn thứ tư thế giới. Sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 10% vào năm 2023 và đang trên đà đạt doanh thu hàng năm là gần 15 tỷ USD. Trong đó, việc xuất khẩu gỗ cho EU vẫn ổn định trong những năm gần đây. Trái ngược với sự biến động về thị trường của các mặt hàng xuất khẩu khác của Việt Nam (như gạo, cà phê và cao su) thì sự ổn định của thị trường gỗ quốc tế đã nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành công nghiệp này với nền kinh tế của Việt Nam cũng như tầm quan trọng của thị trường Châu Âu và tính lan tỏa của thị trường này. Hiểu rõ được vì sao việc bảo vệ danh tiếng của ngành là rất quan trọng với Chính phủ.

Mục tiêu: Tạo điều kiện và tăng cường sự đóng góp của các Tổ chức xã hội Việt Nam vào phát triển công bằng và bền vững tại Việt Nam.

3. Mục tiêu và kết quả mong đợi của hoạt động

Hoạt động này nhằm đánh giá mức độ đạt được của dự án so với các mục tiêu đã được đề ra kể từ khi thực hiện cho đến khi kết thúc (từ ngày 1 tháng 9 năm 2020 đến ngày 31 tháng 08 năm 2024). Báo cáo đánh giá cuối kỳ cần tập trung xem xét các thành công cũng như bài học kinh nghiệm, xác định các chiến lược can thiệp phù hợp cũng như đưa ra các khuyến nghị để nhân rộng dự án.

Việc đánh giá dự án cần xem xét các tiêu chí đánh giá của OECD/DAC sau:

-  Sự phù hợp: Sự phù hợp của chiến lược dự án với nhu cầu và ưu tiên thực tế của các nhóm mục tiêu/người hưởng lợi. Chiến lược dự án có phù hợp và logic để đạt được mục tiêu không? Dự án có đáp ứng phù hợp với nhu cầu và ưu tiên của các nhóm mục tiêu không? Chất lượng thiết kế dự án như thế nào?

-  Tính mạch lạc: Khả năng tương thích của biện pháp can thiệp với các biện pháp can thiệp khác tại một quốc gia, ngành hoặc thể chế. Dự án có trùng lặp với những nỗ lực hiện tại trong lĩnh vực này không? Dự án có tương thích với các dự án và hoạt động khác của đối tác không?

-  Tính hiệu quả: Sự đóng góp của các kết quả dự án vào việc đạt được các mục tiêu của dự án. Các mục tiêu cụ thể đã đạt được/có khả năng đạt được ở mức độ nào? Các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc đạt được hoặc không đạt được mục tiêu là gì?

-  Hiệu suất: Đo lường kết quả đầu ra - định tính và định lượng - liên quan đến các nguồn tài nguyên đầu vào. Các phương tiện/ đầu vào và hoạt động được chuyển đổi thành đầu ra như thế nào? Các hoạt động có được thực hiện theo kế hoạch không? Chúng có được triển khai và kết quả đầu ra mang lại có hiệu quả về mặt chi phí không?

-  Tác động: Những thay đổi tích cực và tiêu cực do dự án tạo ra, trực tiếp hoặc gián tiếp, có chủ đích hoặc ngoài ý muốn. Những tác động chính của dự án đối với các chỉ số phát triển xã hội, kinh tế, môi trường và các chỉ số phát triển khác của địa phương. Khả năng đóng góp của dự án vào mục tiêu tổng thể là gì?

-  Tính bền vững: Khả năng tiếp tục nhận được lợi ích do dự án tạo ra sau giai đoạn hỗ trợ bên ngoài kết thúc. Các kết quả, dịch vụ và lợi ích của dự án có thể tiếp tục được thực hiện khi nguồn tài trợ của nhà tài trợ bị rút không?

4. Nhiệm vụ và trách nhiệm của tư vấn

Sản phẩm

Nội dung

Thời gian nộp

1) Báo cáo khởi động

1) kế hoạch làm việc chi tiết, (2) phương pháp chi tiết, (3) danh sách những người được đề xuất phỏng vấn và (4) các công cụ đánh giá, phỏng vấn, khảo sát, v.v. (có thể bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt)

 

5 ngày làm việc sau khi ký hợp đồng (dự kiến 7/6/2024)

2) Dự thảo báo cáo đánh giá

Cấu trúc của báo cáo báo gồm các phần chính sau đây: Tóm tắt báo cáo, giới thiệu, phương pháp, phát hiện chính, bài học kinh nghiệm, khuyến nghị.

 

22/7/2024

3) Báo cáo đánh giá cuối kỳ

Xem xét, tiếp thu các ý kiến phản hồi về bản báo cáo dự thảo (bằng tiếng Anh và tiếng Việt)

 

01/8/2024

4) Những kết quả chính của đánh giá cuối kỳ

Trình bày tại Lễ tổng kết Dự án tại Hà Nội

Tháng 08/2024

 

5) Cơ sở dữ liệu đánh giá

Tất cả các dữ liệu sơ cấp được thu thập như bản ghi hoặc ghi chép của các cuộc thảo luận nhóm tập trung, các cuộc phỏng vấn, ảnh chụp (nếu có), video (nếu có) và tất cả các phiếu đồng ý chấp thuận tương ứng.

 

Giao nộp đồng thời với Báo cáo đánh giá cuối cùng

5. Phương pháp

Việc đánh giá có thể bao gồm nghiên cứu tài liệu và/hoặc khảo sát và/hoặc phỏng vấn và/hoặc thảo luận nhóm tập trung:

- Nghiên cứu tài liệu: nên bao gồm việc xem xét tất cả sản phẩm và tài liệu được phát triển trong dự án, các báo cáo về các sự kiện được tổ chức, các công cụ được tạo hoặc điều chỉnh, bao gồm các công cụ trực tuyến và các báo cáo liên quan khác về hoạt động, khảo sát, v.v. Tư vấn nên thu thập tất cả dữ liệu định lượng từ logframe và báo cáo nội bộ.

- Khảo sát: Tư vấn có thể xem xét thực hiện (các) khảo sát đối với các đối tượng hưởng lợi của dự án tại Việt Nam

- Phỏng vấn người cung cấp thông tin chính/Thảo luận nhóm tập trung: Tư vấn có thể thực hiện phỏng vấn/thảo luận nhóm với các tổ chức thực hiện dự án cũng như với đại diện của các nhóm mục tiêu/người hưởng lợi. Các cuộc phỏng vấn/thảo luận nhóm có thể được thực hiện trực tuyến hoặc trực tiếp.

- Kết quả của đánh giá: Yêu cầu chuyên gia tư vấn lập báo cáo đánh giá bằng tiếng Anh và tiếng Việt (khoảng 30 trang/báo cáo), bao gồm (1) mục lục, (2) danh sách từ viết tắt, (3) tóm tắt nội dung, (4) ) giới thiệu ngắn gọn, (5) mục tiêu, (6) phương pháp luận, (7) phát hiện, (8) bài học kinh nghiệm, (9) thực hành tốt, (10) khuyến nghị và (11) kết luận. Lưu ý rằng các phụ lục (ví dụ: danh sách những người được phỏng vấn, hướng dẫn phỏng vấn, lịch, biểu mẫu chấp thuận, v.v.) cũng nên được bao gồm, nhưng không nằm trong giới hạn trang của báo cáo.

- Tất cả dữ liệu thô thu được trong quá trình này đều thuộc quyền sở hữu hợp pháp của đơn vị ký hợp đồng (dự án EVFTA).

6. Chương trình làm việc và tiêu chí

6.1 Chương trình làm việc dự kiến

Vị trí

Yêu cầu

Tổng số ngày công

Trưởng nhóm (01 người)

 - Chuyên gia có trình độ trên đại học, có ít nhất 7 năm công tác trong lĩnh vực thương mại, kinh tế, nông, lâm nghiệp;

- Có kinh nghiệm trong việc đánh giá độc lập các dự án;

- Có kỹ năng làm việc với các đối tác, các nhà quản lý của các bộ ngành;

- Có kỹ năng xây dựng báo cáo và thuyết trình kết quả trước các cơ quan quản lý khi có yêu cầu;

- Có khả năng lập các mối quan hệ với các cơ quan quản lý các lãnh đạo doanh nghiệp, CSOs, các chuyên gia trong và ngoài nước.

- Kỹ năng giao tiếp và viết tốt bằng tiếng Anh và tiếng Việt

- Đã có kinh nghiệm và khả năng trình bày dữ liệu chính xác và rõ ràng

- Có kinh nghiệm trước đó về nghiên cứu từ xa và có kỹ năng tốt về công nghệ truyền thông hiện đại sẽ là một lợi thế.

- Không xung đột lợi ích

42 công 

Chuyên gia thu thập thông tin và xử lý thông tin (01 người)

- Có trình độ trên đại học chuyên ngành kinh tế, nông, lâm nghiệp, môi trường, có ít nhất 5 năm kinh nghiệm thực tế tại các dự án nghiên cứu;

- Có kỹ năng xây dựng phương pháp thi thập thông tin, bảng hỏi, tổ chức các cuộc tham vấn cộng đồng, nhóm lao động;

- Có khả năng sử dụng các phần mềm xử lý số liệu, phân tích số liệu hỗ trợ xây dựng một phần báo cáo.

30 công

Cán bộ thu thập thông tin hiện trường (2 người)

- Là cán bộ có trình độ đại học, hoặc cao đẳng có ít nhất 3 năm công tác trong lĩnh vực điều tra dân sinh kinh tế, xã hội, nông, lâm nghiệp, môi trường và cộng đồng;

- Có khả năng tổ chức độc lập chuyến đi công tác thực địa, tại địa phương;

- Có khả năng trao đổi và thu thập thông tin với người dân trong cộng đồng (biết tiếng dân tộc được ưu tiên);

- Biết sử dụng thành thạo phần mềm Kobo Toolbox trên máy tính bảng hoặc điện thoại di động.

Ứng viên có thể là cá nhân hoặc nhóm tư vấn.

- Trình độ chuyên môn chính phải là:

(Các) bằng cấp liên quan đến lĩnh vực về khoa học xã hội hoặc nghiên cứu phát triển

Đã có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về các phương pháp nghiên cứu định tính và/hoặc định lượng có sự tham gia cũng như chiến lược chọn mẫu (ít nhất 3 năm kinh nghiệm)

- Có kinh nghiệm triển khai đánh giá dự án

30 công 

6.2 Tiêu chí

SRD sẽ lựa chọn tư vấn căn cứ vào các tiêu chí như sau:

- Phương pháp đề xuất rõ ràng, phuc hợp, thực tiễn

- Kinh nghiệm liên quan chặt chẽ đến lĩnh vực đánh giá dự án

- Đề xuất tài chính nằm trong khoản chi phí dự án cho phép

- Khả năng phối hợp làm việc của nhóm tư vấn với nhóm cán bộ dự án và các tổ chức liên quan

6.3 Mục đích sử dụng đánh giá

- Tổ chức thực hiện, nhóm dự án và đối tác

-  Nhà tài trợ (EU)

- Một phần của báo cáo đánh giá có thể được xuất bản để chia sẻ những bài học kinh nghiệm và các thực hành tốt.

7. Hỗ trợ từ SRD

- Tư vấn phải nộp tổng ngân sách trong đề xuất kèm theo bảng phân tích chi tiết bao gồm các loại thuế hiện hành nhà nước áp dụng. 50% số tiền công chuyên gia sẽ được thanh toán sau khi báo cáo khởi động được phê duyệt, 50% số tiền công chuyên gia còn lại sẽ được thanh toán sau khi giao nộp các sản phẩm, mô tả tại điểm 5 của Bản tham chiếu công việc này.

- Ngân sách đề xuất cho việc tư vấn phải bao gồm tất cả các chi phí liên quan, chẳng hạn như phí chuyên môn, công tác, đi lại trong nước, v.v.. Ngân sách tổng tối đa cho gói đánh giá cuối kỳ này là 15.000 € bao gồm tất cả các chi phí và thuế.

8. Thông tin liên hệ

Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) mời các nhóm chuyên gia tư vấn quan tâm nộp hồ sơ bao gồm các tài liệu sau đây trước 17h00 ngày 24 tháng 5 năm 2024 (giờ Việt Nam):

-  Gửi thư quan tâm, trong đó trình bày sự hiểu biết của mình về các yêu cầu trong bản tham chiếu công việc cũng như khả năng đáp ứng của tư vấn với các tiêu chí đã được đề ra (tối đa 2 trang)

- Bên cạnh thư quan tâm, tư vấn cần phải xây dựng 02 tài liệu, bao gồm (1) Đề xuất tài chính đi kèm với lý lịch các chuyên gia và (2) Đề xuất tài chính cho từng chuyên gia.

Hồ sơ sẽ được gửi qua thư điện tử đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. hoặc This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. với tiêu đề là “Dự án EVFTA Đề xuất đánh giá cuối kỳ”. 

Hoặc theo đường bưu điện tới Địa chỉ  nộp: số 31 Ngõ 19 Đường Kim Đồng, P. Giáp Bát; Q. Hoàng Mai. TP. HN có dấu bưu điện trước 17h00 ngày 24/05/2024. Mọi câu hỏi, xin vui lòng gửi tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ,vn.

Hồ sở sẽ không được gửi trả nếu không được lựa chọn. 

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt