Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

TUYỂN CHUYÊN GIA QUẢN TRỊ DỮ LIỆU WEBSITE VÀ ĐƯA TIN BÀI DỰ ÁN VM066

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

QUẢN TRỊ DỮ LIỆU WEBSITE VÀ ĐƯA TIN BÀI DỰ ÁN VM066

(Dự án “Thúc đẩy quản trị rừng và thường mại lâm sản bền vững thông qua thực hiện Hiệp định EVFTA” do EU tài trợ)

 

1. Bối cảnh và lý do

Trên thế giới, Cà phê được biết đến như một trong những mặt hàng quan trọng nhất, và sản xuất cà phê là một ngành công nghiệp tỷ đô ở nhiều nước sản xuất cà phê, chủ yếu là các nước đang phát triển (Thông Quốc 2017). Sáu mươi quốc gia đang sản xuất cà phê trên toàn cầu, 70% sản lượng cà phê thế giới được sản xuất bởi bốn quốc gia chính: Brazil, Việt Nam, Columbia và Indonesia. Cà phê chủ yếu được trồng tại các nước Mỹ Latinh, Châu Á và Châu Phi, khoảng 70% cà phê trên thế giới đến từ các hệ thống canh tác quy mô nhỏ (Bacon 2005). Cà phê là một trong những đồ uống được tiêu thụ rộng rãi nhất. Đối với nhiều quốc gia, cà phê là nguồn thu nhập chính của hàng triệu gia đình. Ví dụ, cà phê chiếm 24% tổng thu nhập ngoại hối ở Ethiopia (Minten et al. 2014) và là thu nhập sinh kế chính cho hơn một phần tư dân số của đất nước này.

Cà phê được du nhập lần đầu tiên vào Việt Nam vào thế kỷ 19 và hiện là một trong những quốc gia sản xuất cà phê lâu đời nhất trên thế giới. Việt Nam là quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ hai và là nhà sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Cà phê hiện là một sản phẩm quan trọng trong nền kinh tế nông thôn và là sản phẩm được xuất khẩu nhiều thứ hai sau gạo tại Việt Nam. Giá trị xuất khẩu cà phê chiếm 3% GDP của cả nước (Giang and Sarker 2018). Hơn 15 tỉnh thành trên khắp Việt Nam đã trồng cà phê để xuất khẩu và cà phê là nguồn sinh kế chính của 2,6 triệu hộ gia đình (Tasa 2018). Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, tạo ra thu nhập hơn 1,5 tỷ USD; và Đức, Hoa Kỳ, Italia, Nhật Bản, Tây Ban Nha là những thị trường xuất khẩu chính của cà phê Việt Nam, với tổng giá trị 2.741 triệu USD (GSO 2020), xuất khẩu khối lượng nhỏ sang Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.  

Robusta chiếm diện tích đất trồng cà phê lớn nhất Việt Nam (93% tổng diện tích đất trồng cà phê và 96% sản lượng cà phê) và phần còn lại là Arabica. Diện tích cà phê tăng nhanh kể từ năm 1982 và đạt 653 nghìn ha vào năm 2021. Hơn 15 tỉnh thành trên khắp Việt Nam đã trồng cà phê để xuất khẩu.

Biến đổi khí hậu là một vấn đề được quốc tế công nhận và có tác động đa dạng đến nhiều lĩnh vực trên toàn cầu (Rathore et al. 2001; Fraser và cộng sự 2013). Rừng đã được công nhận trên toàn cầu vì những đóng góp đáng kể của nó trong việc giảm thiểu các tác động bất lợi do biến đổi khí hậu. Mặc dù có sự đầu tư đáng kể vào việc phục hồi và bảo vệ rừng, nhưng diện tích và chất lượng rừng vẫn giảm đáng kể. Vấn đề mất rừng, suy thoái rừng dai dẳng và nghiêm trọng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển (Köthke et al. 2013; Calle et al. 2016), tình trạng phá rừng và rừng xuống cấp vẫn thường xuyên xảy ra. Nạn phá rừng và suy thoái rừng ngày càng tăng đã gây áp lực lớn lên môi trường và xã hội cũng như làm trầm trọng thêm các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

Trong nỗ lực giảm nạn phá rừng và suy thoái, Ngày 6/12/2022, Ủy ban Châu Âu (EU) thông qua thỏa thuận chính trị tạm thời của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu về Quy định của EU - chuỗi cung ứng không phá rừng (EUDR). Quy định mới để đảm bảo trước mắt 7 loại hàng hiện đang được đưa vào thị trường EU (Gỗ, Cà Phê, Ca cao, Đậu tương, Dầu cọ dừa, Gia sức, Cao su) sẽ không góp phần vào nạn phá rừng và suy thoái rừng ở EU và các nơi khác trên thế giới. Khi các quy định mới có hiệu lực, tất cả các công ty liên quan sẽ phải tiến hành thẩm định nghiêm ngặt nếu họ đặt hàng trên thị trường EU hoặc xuất khẩu từ thị trường này. Các mặt hàng như dầu cọ, gia súc, đậu nành, cà phê, ca cao, gỗ và cao su cũng như các sản phẩm có nguồn gốc (chẳng hạn như thịt bò, đồ nội thất hoặc sô cô la). Những mặt hàng này đã được chọn trên cơ sở đánh giá tác động xác định chúng là nguyên nhân chính dẫn đến nạn phá rừng do mở rộng diện tích.

Quy định mới đặt ra các quy tắc thực hiện trách nhiệm giải trình bắt buộc đối với các công ty muốn đưa các sản phẩm có liên quan vào thị trường EU hoặc xuất khẩu chúng. Các nhà khai thác và thương nhân sẽ phải chứng minh rằng các sản phẩm đều không liên quan đến phá rừng được sản xuất trên đất không bị phá rừng sau ngày 31 tháng 12 năm 2020 và hợp pháp, tuân thủ tất cả các luật hiện hành có liên quan có hiệu lực tại quốc gia sản xuất.

Trong các mặt hàng được EU quan tâm yêu cầu thẩm định và giải trình thì Việt Nam có mặt hàng Cà Phê, Theo số liệu thống kê Việt Nam là 1 trong 2 quốc gia có thị phần lớn xuất khẩu Cà phê sang Châu Âu và đang có su hướng tăng nhanh trong mấy năm vừa qua, do vậy việc chuẩn bị cho các nhà sản xuất xem xét khả năng đáp ứng các yêu cầu của EU đề ra tại EUDR là Việt làm cần thiết. Để triển khai thực hiện trách nhiệm giải trình để đưa được Cà phê của Việt Nam vào thị trường Châu Âu thì việc hiểu rõ các chỉ tiêu, chỉ số và những thông tin mà EU yêu cầu thực hiện giải trình cũng như việc đánh giá tác động của Quy định EUDR của EU như thế nào đối với các hộ trồng Cà phê (đặc biệt là các hộ gia đình dân tộc thiểu số) của Việt Nam là việc làm cần thiết.

Trong khuôn khổ hoạt động dự án “Thúc đẩy quản trị rừng và thương mại gỗ hợp pháp thông qua Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU” – mã số VM066, thực hiện bởi Trung tâm Phát triển nông thôn Bền vững (SRD). Quản trị dữ liệu website và đưa tin bài dự án VM066 trên website về VNGO-EVFTA nhằm cập nhật và chia sẻ thường xuyên các thông tin đa chiều liên quan đến các tiến độ và hoạt động của VPA/FLEGT và EVFTA trên thế giới và trong nước cho các bên liên quan và những độc giả quan tâm.

2. MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ MONG ĐỢI

2.1 Mục tiêu

Mục tiêu chung:

Thiết kế, xây dựng trang Webs, cập nhập và chia sẻ thường xuyên các thông tin/sự kiện/tài liệu liên quan tới VPA/FLEGT và EVFTA tới các bên liên quan và độc giả quan tâm.

Mục tiêu cụ thể:

  • Đăng tải những hoạt động, tin tức, sự kiện và ấn phẩm liên quan tới VPA/FLEGT và EVFTA tới các bên liên quan và độc giả quan tâm;
  • Quản lý và đăng tải các thông tin chính thống lên website;

2.2 Kết quả mong đợi

  • 01 trang website hiển thị thông tin về VPA/FLEGT và EVFTA và dễ dàng truy cập/tra cứu các thông tin;
  • Website được bảo mật & an toàn thông tin (Có hệ thống lưu trữ dữ liệu dự phòng được sao lưu tự động & tường lửa hạn chế tối đa tấn công từ bên trong và bên ngoài). Theo dõi và cập nhật bảo mật thông tin, dữ liệu Website định kỳ.
  • Tối thiểu 03 bài đăng theo nội dung cán bộ SRD yêu cầu.

3. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN VÀ THỜI GIAN

3.1. Các hoạt động được thực hiện

Thời gian dự kiến: 06 tháng từ 02/03/2023 đến 23/08/2023 được thể hiện trong bảng dưới đây:

STT

Hoạt động

Thời gian

Số tháng làm việc

Quản trị dữ liệu website và đưa tin bài trên website VNGO-EVFTA

 

1

Một bản xây dựng ý tưởng các bài đăng website với cán bộ dự án SRD;

02 – 31/3/2023

1

2

Một bản thảo các bài đăng website theo nội dung đã thống nhất;

03 – 28/4/2023

1

3

Chỉnh sửa bản thảo dựa trên những trao đổi với SRD;

03 – 31/5/2023

1

4

Hoàn thiện và bàn giao 03 bài đăng trên website theo yêu cầu của SRD.

01 – 23/8/2023

3

Tổng

 

6


4. NHIỆM VỤ CỦA CHUYÊN GIA

Chịu trách nhiệm của chuyên gia cụ thể như sau:

  • Trao đổi thường xuyên với cán bộ dự án SRD để thống nhất ý tưởng cho xây dựng website;
  • Thiết kế và xây dựng website VNGO-EVFTA theo ý tưởng và yêu cầu của SRD;
  • Đảm bảo tính bảo mật và an toàn của website;
  • Thông tin, dữ liệu, tin tức… dễ dàng được cập nhập lên website;
  • Bàn giao quyền quản lý website cho cán bộ truyền thông của SRD;
  • Hỗ trợ và khắc phục các lỗi trong quá trình vận hành website.

5. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CHUYÊN GIA

Yêu cầu đối với chuyên gia

  • Tốt nghiệp cao đẳng, đại học ưu tiên các chuyên ngành liên quan đến CNTT, quản trị mạng, an toàn thông tin, ...
  • Chuyên môn và kinh nghiệm: có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn, đã từng tham gia các hoạt động có nội dung tương tự;
  • Kỹ năng và phương pháp: Làm việc với các bên khác nhau;
  • Ưu tiên những ứng viên đã từng tham gia với các tổ chức phi chính phủ;
  • Không có tiền sử về xâm hại và lạm dụng trẻ em;
  • Tuân thủ qui định và ký nguyên tắc ứng về bảo vệ trẻ em của SRD.

6. SẢN PHẨM:

Sau khi hoàn thành website, tư vấn bàn giao lại website cho cán bộ dự án và cán bộ truyền thông của SRD, đảm bảo website đúng theo yêu cầu thiết kế, hoạt động ổn định, dễ dàng cập nhật và truy cập...

Các báo cáo theo hoạt động cụ thể và thời hạn nộp báo cáo được thể hiện theo bảng sau:

STT

Hoạt động

Sản phẩm bàn giao

Thời hạn

1

Xây dựng ý tưởng các bài đăng của website với cán bộ dự án SRD

01 bản xây dựng ý tưởng

20/06/2023

2

Bản thảo các bài đăng website theo nội dung đã thống nhất;

01 bản thảo các bài đăng

28/06/2023

3

Hoàn thiện và bàn giao các bài đăng trên website

03 bài đăng trên website

15/07/2023

 

7. NGÂN SÁCH

Thù lao cho chuyên gia sẽ dựa vào dòng ngân sách của dự án cũng như dựa trên kinh nghiệm và thỏa thuận giữa chuyên gia với SRD.

Thù lao cho chuyên gia sẽ được thanh toán một lần sau khi hoàn thành tất cả các nội dung công việc với số ngày công đã xác định và cung cấp đầy đủ các báo cáo, chứng từ theo yêu cầu của SRD và thỏa thuận với chuyên gia.

8. HỖ TRỢ TỪ SRD

- Nhóm cán bộ dự án của SRD sẽ phối hợp chặt chẽ với chuyên gia để thực hiện công việc;

- Cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết;

- Thanh toán thù lao tư vấn cho chuyên gia;

Các chuyên gia quan tâm xin gửi CV, thư bày tỏ quan tâm và chương trình tập huấn đến địa chỉ  This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.  chậm nhất ngày 20 tháng 02, năm 2023.

 

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt