Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

TUYỂN CHUYÊN GIA TẬP HUẤN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ BẢN ĐỊA THEO HƯỚNG THÍCH ỨNG VỚI BĐKH

 ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

Tập huấn kỹ thuật

Chăn nuôi gà bản địa theo hướng thích ứng với BĐKH

 

1.Tổng quát

Nhiệm vụ:

  1. Soạn thảo chương trình và tài liệu tập huấn,
  2. Trực tiếp tập huấn và hỗ trợ tại 4 xã dự án,
  3. Viết báo cáo tổng hợp kết quả tập huấn và đề xuất các giải pháp để theo dõi, giám sát để phát triển mô hình.

Vị trí:                                      Chuyên gia tập huấn

Thời gian làm việc:                Tháng 9/2023.

Tổng số lớp tập huấn            04 lớp với thời lượng là 01 ngày/lớp

Khu vực làm việc:                 Địa điểm: xã Chiềng Pha, Nậm Lầu, Muổi Nọi và xã Bon Phặng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

Đơn vị:                                  Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD)

Báo cáo:                               Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD)

 

2.Bối cảnh

Dự án "Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp tại vùng núi Tây Bắc” được tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới, được Trung tâm SRD phối hợp với UBND huyện Thuận Châu, Chi cục Trồng trọt và BVTV và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La triển khai thực hiện tại 4 xã Muổi Nọi, Bon Phặng, Nậm Lầu, Chiềng Pha, huyện Thuận Châu từ tháng 01/2021 đến tháng 12/2023.

Sau hơn hai năm thực hiện, dự án đã triển khai, tổ chức được nhiều hoạt động về nông nghiệp như các lớp tập huấn về canh tác lúa Thích ứng với biến đổi khí hậu; canh tác cà phê xen mận bền vững và nông lâm kết hợp; canh tác khoai sọ bản địa. Bên cạnh đó, các hoạt động về quản lý rừng bền vững và quản lý nguồn nước sinh hoạt cũng được tổ chức đan xen với những hoạt động nông nghiệp nêu trên. Những hoạt động này đã và đang được người dân tham gia và hưởng ứng rất tích cực, với mong muốn được tiếp cận những kiến thức, cách làm mới để giảm nhẹ tác động và thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) cũng như hỗ trợ, giúp đỡ nhau để tăng tình đoàn kết cộng đồng.

Trong năm 2021 và 2022, dự án đã tổ chức được 12 lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi gà bản địa cho đại diện người dân tại 4 xã tham gia dự án. Kết quả từ những lớp tập huấn đó chỉ ra rằng, hầu hết người dân tại các bản hiện mới chỉ dừng lại ở việc chăn nuôi tự nhiên, với quy mô nhỏ dưới 50 con/ hộ. Số hộ nuôi với quy mô từ 100 con trở lên rất ít, khoảng 15% tổng số hộ đã tham gia tập huấn. Việc chú ý đến việc làm chuồng trại, phòng trừ bệnh dịch cho gà cũng như những cách thức chăn nuôi nhằm thích ứng với BĐKH cũng chưa được người dân chú trọng và kiên trì thực hiện, ngoại trừ các hộ chăn nuôi với quy mô trên 100 con nêu trên.

Nhằm tiếp tục thúc đẩy việc cải thiện phương pháp chăn nuôi, đặc biệt trong nuôi gà bản địa, xuất phát từ nhu cầu và mong đợi của người dân, Trung tâm SRD sẽ tổ chức tiếp 04 lớp tập huấn “Kỹ thuật chăn nuôi gà bản địa theo hướng thích ứng với BĐKH”. cho đại diện của những hộ chăn nuôi điển hình tại 4 xã trong dự án. Mục đích của những lớp tập huấn này nhằm kiên trì hỗ trợ và thúc đẩy người dân lưu giữ và phát triển được số lượng đàn gà bản địa, có kỹ thuật chăn nuôi theo hướng thích ứng với BĐKH; sử dụng đệm lót sinh học, và tận dụng tối đa các phụ phẩm nông nghiệp như cám ngô, cám gạo, cây chuối, giun … làm thức ăn cho gà để tạo ra sản phẩm an toàn, tiết giảm chi phí , vừa tăng thu nhập của các hộ dân lại giảm tác động xấu tới môi trường sống. Thông tin cụ thể về hoạt động này như sau:

3.Mục tiêu và kết quả mong đợi của hoạt động

a)100% học viên được mời sẽ tham gia đầy đủ vào các đợt tập huấn;

b)90% học viên cam kết và sẽ áp dụng một số kỹ thuật đã được học để cải thiện quy mô chăn nuôi gà bản địa tại hộ gia đình;

c)90% học viên nắm rõ các kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng về chăn nuôi gà, tự tin và chủ động áp dụng khi chăn nuôi gà tại gia đình;

d)Học viên sẵn sàng hỗ trợ nhau, tự quản lý và hợp tác cùng nhau để tìm các mối mua con giống, mua thuốc phòng bệnh, nền đệm lót sinh học và bán gà thương phẩm;

e)Một bộ chương trình, tài liệu tập huấn dễ hiểu, dễ ứng dụng sẽ được giảng viên biên soạn, hoàn thiện và gửi cho học viên qua các nhóm zalo;

f)Lãnh đạo địa phương sẽ quan tâm và tham gia trong việc hỗ trợ và phát triển mô hình chăn nuôi gà bản địa sau khi các lớp tập huấn được thực hiện.

4.Nhiệm vụ và trách nhiệm của giảng viên và cố vấn kỹ thuật SRD

Để thực hiện được các mục tiêu và mong đợi trên, giảng viên cần thực hiện những hoạt động sau:

a)Phối hợp cùng cán bộ dự án để thống nhất nội dung, tài liệu, phương pháp, cách thức thực hiện các lớp tập huấn, lộ trình tập huấn;

b)Soạn thảo chương trình và tài liệu tập huấn;

c)Trực tiếp tập huấn và hỗ trợ tại 4 xã dự án;

d)Viết báo cáo kết quả tập huấn và đưa ra những khuyến nghị để 4 xã dự án cải thiện hoạt động chăn nuôi gà bản, tránh tình hình gà chết quá nhiều do bệnh dịch, và cũng phát triển mô hình chăn nuôi gà bản địa để bán thương phẩm số lượng nhiều.

5.Phương pháp

-       Sử dụng phương pháp tập huấn có sự tham gia, huy động và thúc đẩy tối đa sự tham gia của người dân;

-       Tập huấn theo hình thức thực hành, vừa học vừa áp dụng;

-       Kết hợp hoạt động đi thăm các hộ gia đình thực hiện tốt mô hình cũng như chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi gà bản địa tại các hộ gia đình.

6. Thời gian và kinh phí

TT

Nội dung công việc

Thời gian

Số ngày của chuyên gia

Số ngày của trợ giảng

1

Phối hợp cùng Quản lý dự án, cán bộ dự án để thống nhất nội dung, tài liệu, phương pháp, cách thức thực hiện các lớp tập huấn.

Lên chương trình và xây dựng nội dung, kế hoạch bài giảng

Tuần 1 tháng 9

0,5

0

2

Hoàn thiện tài liệu tập huấn

Tuần 2 tháng 9

02

0

3

Tiến hành tập huấn và hỗ trợ tại thực địa

Tuần 4-5 tháng 9

06

6

4

Viết và hoàn thiện báo cáo cho các lớp tập huấn và đề xuất các giải pháp để theo dõi, giám sát và hỗ trợ.

Tuần 5 tháng 9

2,5

0

 

Tổng thời gian làm việc của chuyên gia

 

11 ngày

06 ngày

Giảng viên sẽ làm việc theo kế hoạch đã thống nhất giữa Quản lý dự án và cán bộ chương trình của dự án. Thời gian trong tháng 9/2023. Báo cáo kết quả tập huấn cho từng đợt sẽ được giảng viên viết và hoàn thiện sau 05 ngày khi kết thúc tập huấn.

Tổng thời gian làm việc là 11 ngày cho giảng viên với thù lao tối đa là 2,500,000đ/ ngày, đã bao gồm thuế TNCN. Trợ giảng làm việc trong thời gian là 06 ngày với mức thù lao là 500,000đ/ngày, chưa bao gồm thuế TNCN.

Ghi chú:

-       Ăn, ở, đi lại tại thực địa sẽ do dự án chi trả theo thực tế và qui định của Trung tâm SRD.

7.Yêu cầu đối với Giảng viên:

Trình độ bậc đại học trở lên chuyên ngành liên quan;

Có kinh nghiệm tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà thực tế tại các dự án trong và ngoài tổ chức SRD;

Có kinh nghiệm làm việc với người dân tại cộng đồng từ 7 năm trở lên, đặc biệt là làm việc với người dân tộc thiểu số;

Có kỹ năng làm việc nhóm cũng như khả năng làm việc độc lập;

Không có tiền sử về xâm hại và lạm dụng trẻ em và Tuân thủ qui định và ký nguyên tắc ứng về bảo vệ trẻ em của SRD;

Có khả năng phân tích, tổng hợp và viết báo cáo;

Ưu tiên tư vấn đã và đang làm việc cho các tổ chức phi chính phủ.

8.Yêu cầu đối với trợ giảng:

Biết đọc, viết và là người dân bản xứ;

Có kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong chăn nuôi gà bản;

Có kỹ năng và phương pháp truyền thông, giao tiếp;

Có ý thức và sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ kỹ thuật cho người dân sau tập huấn, khi họ áp dụng các kỹ thuật chăn nuôi gà bản tại gia đình.

9.Hỗ trợ từ SRD

Cán bộ dự án của SRD sẽ phối hợp chặt chẽ với giảng viên để thực hiện công việc (bao gồm hỗ trợ tổ chức, liện hệ với địa phương, công tác hậu cần tại thực địa);

Cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết;

Thanh toán thù lao cho giảng viên và cố vấn kỹ thuật.

10.Thông tin liên hệ.

Chuyên gia quan tâm xin gửi hồ sơ đến: Bùi Quốc Quân theo email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. trước ngày 30 tháng 08 năm 2023.

Hồ sơ chuyên gia gồm:

•     Lý lịch khoa học (CVs);

Cán bộ dự án

 

 

 

                                 

 

Bùi Quốc Quân

Quản lý dự án

 

 

 

 

 

 

Phó Giám đốc duyệt

 

 

 

 

 

Nguyễn Phú Hùng

 

 

 

 

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt