Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Tuyển chuyên gia FCIM 2022

 

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU HOẠT ĐỘNG

Tăng cường hiệu quả giám sát và tổ chức đối thoại của các CSOs tham gia Hệ thống Giám sát độc lập biến động Rừng gần thời gian thực (FCIM)

tại huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị

 

  1. 1.ĐẶT VẤN ĐỀ

         Suy thoái rừng là một trong những vấn đề đáng lo ngại ở Việt Nam. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến các vấn đề này là việc thực thi không đầy đủ các quy định về bảo vệ, phát triển rừng, thông tin chưa đầy đủ về độ che phủ của rừng và giám sát rừng không chặt chẽ. Hơn nữa, nguyên nhân gốc rễ là hệ thống thông tin dữ liệu về rừng chưa được cập nhật đầy đủ; các tổ chức xã hội và cộng đồng địa phương ít cơ hội tham gia trong quá trình ra các quyết định liên quan trực tiếp đến cuộc sống của họ, nhiều văn bản hướng dẫn chỉ đạo từ các cơ quan quản lý các cấp còn trùng chéo và liên tục thay đổi.

          Dự án “Đối thoại về Phát triển Rừng bền vững ở Việt Nam” - mã số VM067 với mục tiêu tăng cường đối thoại giữa các tổ chức xã hội (TCXH), các tổ nhóm cộng đồng và cơ quan quản lý nhà nước để tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực Lâm nghiệp ở huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam. Dự án được điều phối và thực hiện bởi Trung tâm Phát triển nông thôn Bền vững (SRD) kết hợp cùng với Chi cục Kiểm lâm và Hội Khoa học Kỹ thuật Bảo vệ Rừng và Đa dạng Sinh học tỉnh Quảng Trị từ tháng 07/2020 đến tháng 06/2022. Địa bàn thực hiện của dự án là tỉnh Quảng Trị, Việt Nam – tỉnh có tỷ lệ suy thoái rừng cao và các xã dự án bao gồm Ba Nang, Đakrông và Hướng Hiệp thuộc huyện Đakrông. Đối tượng hưởng lợi là các Tổ chức xã hội (TCXH) tại tỉnh Quảng Trị và huyện Đakrông, trong khi các Tổ nhóm Cộng đồng (CĐ) chủ yếu là từ các xã dự án. Người dân thuộc 3 xã được lựa chọn cũng được hưởng lợi từ dự án thông qua các hoạt động nâng cao nhận thức và chia sẻ thông tin.

          Theo kế hoạch hoạt động dự án năm thứ nhất; nhằm tăng cường hiệu quả giám sát rừng và tổ chức đối thoại của các CSOs tham gia Hệ thống Giám sát độc lập biến động Rừng gần thời gian thực (FCIM) với các Cơ quan quản lý nhà nước về Lâm nghiệp, Dự án cần tuyển 01 Chuyên gia giám sát rừng để hợp tác thực hiện các hoạt động.

 

2. MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ MONG ĐỢI

2.1 Mục tiêu

Mục tiêu chung:

- Nâng cao hiệu quả của mạng lưới FCIM trong việc giám sát, báo cáo các biến động rừng không mong muốn và nhận thức được lợi ích của việc thực hiện công tác giám sát, báo cáo  trong quản lý rừng bền vững.

- Tăng cường khả năng đối thoại và tổ chức đối thoại về kết quả giám sát biến động rừng tại địa phương của các CSOs với các Cơ quan quản lý nhà nước về Lâm nghiệp, làm tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong việc giải quyết và ngăn ngừa tình trạng mất rừng không mong muốn.

Mục tiêu cụ thể:

  • Các thành viên của Tổ chức xã hội và tổ nhóm cộng đồng được tăng cường năng lực về giám sát rừng và viết các báo cáo giám sát biến động rừng theo kết quả của các chuyến thực địa.
  • Các thành viên của Tổ chức xã hội và tổ nhóm cộng đồng có thể thu thập đầy đủ các thông tin về các vị trí biến động rừng và viết báo cáo giám sát rừng theo mẫu với nội dung rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu phù hợp với trình độ của các CSOs.
  • Các thành viên của Tổ chức xã hội và tổ nhóm cộng đồng có thể xây dựng kế hoạch và tổ chức, tham gia đối thoại với các cơ quan quản lý nhà nước về Lâm nghiệp.
  • Thông tin biến động rừng được trao đổi công khai và minh bạch trong các cuộc đối thoại cũng như nguyên nhân thay đổi rừng không mong muốn và giải pháp được thảo luận để thống nhất áp dụng;
  • Cơ quan quản lý nhà nước các cấp công nhận hiệu quả của Hệ thống giám sát độc lập biến động rừng, và Hệ thống FCIM.

2.2 Kết quả mong đợi

  • 01 cuộc họp với Ban quản lý Chương trình Giảm phát thải và Chuyển quyền Giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ER-P) giai đoạn 2020-2025 được tổ chức tại TP Đông Hà. Các kết quả của hệ thống FCIM/ hệ thống theo dõi cập nhật biến động rừng được Ban quản lý ER-P đánh giá cao và cân nhắc áp dụng trong ER-P.
  • 01 cuộc chia sẻ/diễn đàn cấp quốc gia về mô hình FCIM và các kết quả giám sát được tổ chức. những lợi ích mà FCIM/ hệ thống theo dõi cập nhật biến động rừng mang lại được các cơ quan quản lý nhà nước công nhận và 01 Biên bản xác nhận FCIM trong chương trình REDD+ được ký bởi tỉnh Quảng Trị.

3. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN VÀ THỜI GIAN

Thời gian thực hiện hoạt động: 3 ngày làm việc từ tháng 05/2022 đến tháng 06/2022 được thể hiện trong bảng dưới đây:

STT

Hoạt động

Số ngày làm việc

   
   

1

2

3

4

5

6

 

1

01 cuộc họp giữa cơ quan nhà nước và thành viên mạng lưới FCIM về việc áp dụng FCIM trong ER-P.

1

 

 

 

 

 

 

 

2

01 diễn đàn chia sẻ cấp quốc gia về mô hình FCIM và các kết quả giám sát.

2

 

 

 

 

 

 

 


4. NHIỆM VỤ CỦA CHUYÊN GIA

Chịu trách nhiệm chuyên môn, tư vấn kỹ thuật, tập huấn, tham gia và thúc đẩy thực hiện các hoạt động. Cụ thể:

  • Phối hợp với Chuyên gia phụ trách hướng dẫn hệ thống theo dõi cập nhật biến động rừng để thúc đẩy 01 cuộc họp với Ban quản lý Chương trình Giảm phát thải và Chuyển quyền Giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ER-P) giai đoạn 2020-2025 được tổ chức tại thành phố Đông Hà.
  • Báo cáo trình bày về hiệu quả hoạt động của mạng lưới FCIM và tham gia thúc đẩy diễn đàn chia sẻ cấp quốc gia về mô hình FCIM tại Hà Nội.
  • Viết báo cáo sau khi hoàn thành các hoạt động.
  •  

5. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CHUYÊN GIA

  • Chuyên môn và kinh nghiệm: ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn về Lâm nghiệp, giám sát rừng bằng phương pháp giải đoán ảnh vệ tinh và tổ chức các cuộc đối thoại với cơ quan quản lý nhà nước.
  • Kỹ năng và phương pháp: Làm việc với các bên khác nhau;
  • Ưu tiên ứng viên đã từng tham gia các hoạt động có nội dung tương tự và đã từng tham gia hợp tác với các tổ chức phi chính phủ và các chương trình dự án về lâm nghiệp tại địa phương.
  • Không có tiền sử về xâm hại và lạm dụng trẻ em;
  • Tuân thủ qui định và ký nguyên tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em của SRD.
  •  

6. BÁO CÁO:

Các báo cáo theo hoạt động cụ thể và thời hạn nộp báo cáo được thể hiện theo bảng sau:

STT

Hoạt động

Sản phẩm bàn giao

Thời hạn

1

01 cuộc họp giữa cơ quan nhà nước và thành viên mạng lưới FCIM về việc áp dụng FCIM trong ER-P.

- 01 Báo cáo sau cuộc họp thể hiện khả năng và các hành động để nâng cao khả năng được áp dụng/thông qua của Hệ thống FCIM vào ER-P.

31/05/2022

2

01 diễn đàn chia sẻ cấp quốc gia về mô hình FCIM và các kết quả giám sát.

- 01 Báo cáo sau diễn đàn kèm các ý kiến của đại biểu tham dự về hiệu quả của FCIM.

25/06/2022

7. NGÂN SÁCH

Thù lao cho chuyên gia sẽ dựa vào dòng ngân sách và định mức của dự án cũng như dựa trên kinh nghiệm và thỏa thuận giữa chuyên gia với SRD.

Thù lao cho chuyên gia sẽ được thanh toán sau khi kết thúc mỗi hoạt động cụ thể với số ngày công đã xác định và cung cấp đầy đủ các báo cáo, chứng từ theo yêu cầu của SRD và thỏa thuận với chuyên gia.

Các chi phí ăn, ở, đi lại tại thực địa cho chuyên gia sẽ do dự án chi trả theo thực tế và qui định của Trung tâm SRD.

 

8. HỖ TRỢ TỪ SRD

- Nhóm cán bộ dự án của SRD sẽ phối hợp chặt chẽ với chuyên gia để thực hiện công việc

(bao gồm hỗ trợ tổ chức, liện hệ với địa phương, công tác hậu cần tại thực địa);

- Cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết;

- Thanh toán thù lao tư vấn cho chuyên gia;

Các chuyên gia quan tâm xin gửi CV, thư bày tỏ quan tâm và chương trình các hoạt động đến địa chỉ This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.  chậm nhất ngày 20 tháng 4 năm 2022.                                           

Người lập

Cán bộ chương trình

Kiểm tra/xác nhận

Quản lý chương trình MT

Phê duyệt

Phó Giám đốc

 

 

 

Nguyễn Ngọc Khánh

Trần Thị Thanh Toan

Nguyễn Phú Hùng

Dự án Đối thoại về Phát triển Rừng bền vững ở Việt Nam – VM067

 

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt