Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Kêu gọi đề xuất “Giám sát các cam kết của Việt Nam để thực hiện chương TSD và sử dụng điều khoản chương TSD như một đòn bẩy để thực thi các cam kết VPA”

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

Giám sát các cam kết của Việt Nam để thực hiện chương TSD và sử dụng điều khoản chương TSD như một đòn bẩy để thực thi các cam kết VPA

1           ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, Liên minh châu Âu (European Union) và chính phủ Việt Nam đã có những hợp tác sâu rộng và toàn diện thể hiện qua việc ký kết các hiệp định về tự do thương mại (EVFTA), về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA-FLEGT). EVFTA được chính thức ký kết và có hiệu lực vào ngày 1/8/2020 và VPA-FLEGT vào ngày 1/06/2019. Việc ký kết và thực thi hai Hiệp định này là  dấu mốc quan trọng thể hiện quyết tâm và nỗ lực của Việt Nam và Liên minh châu Âu (Trang, Thao, & Ngoc, 2021) trong hợp tác kinh tế.

FLEGT VPA là Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản. Hiệp định VPA-FLEGT nhằm mục đích tăng cường việc thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản thông qua việc chống buôn bán gỗ khai thác bất hợp pháp bằng cách giám sát chuỗi giá trị gỗ và xác minh tính hợp pháp của các sản phẩm gỗ vào thị trường EU và tăng tính minh bạch của ngành Lâm nghiệp (Nessel & Verhaeghe, 2020). FTA hướng đến tăng cường phát triển thương mại giữa hai bên, thông qua việc  loại bỏ thuế nhập khẩu với hầu hết các mặt hàng của hai bên trong danh mục của Hiệp định, Việt Nam và các nước EU cam kết tạo ra một môi trường mở, thuận lợi cho hoạt động của hai bên (ALS, 2021)

            EU và Việt Nam đều coi trọng, đặt mục tiêu phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và xã hội. Do vậy, bên cạnh mở rộng và đẩy mạnh tự do thương mại giữa hai bên, Hiệp định EVFTA cũng đặc biệt nhấn mạnh đến phát triển bền vững, đảm bảo EVFTA không có tác động xấu mà ngược lại sẽ là nền tảng để thúc đẩy bảo vệ môi trường và cải thiện các vấn đề liên quan đến phúc lợi xã hội cho người lao động. Xuất phát từ định hướng này, chương 13 về Thương Mại và Phát triển Bền Vững (TSD), một trong những chương đáng chú ý nhất, đã được 2 bên xây dựng và đưa vào trong Hiệp định.

            Chương 13 “TSD” gồm 17 Điều, chia thành 5 nhóm nội dung chính, thúc đẩy phát triển bền vững ở những lĩnh vực khác nhau. TSD hướng tới cải thiện môi trường làm việc và tăng cường bảo vệ môi trường ở mức độ cao, thông qua thúc đẩy thực thi hiệu quả luật pháp trong nước cũng như tăng cường năng lực về giải quyết vấn đề môi trường và xã hội liên quan (Yen, Huong, & Huy, 2017). Với ý nghĩa quan trọng của mình, TSD không những có những tác động quan trọng lên EVFTA mà còn lên hiệp định VPA-FLEGT trong thương mại buôn bán gỗ và các sản phẩm gỗ giữa EU và Việt Nam.

            Kể từ Hiệp định bắt đầu có hiệu lực, EU và Việt Nam đã triển khai thực thi các cam kết trong chương TSD nhằm hỗ trợ thực hiện EVFTA và VPA-FLEGT. Mặc dù TSD đã được thực hiện, đến nay các cam kết trong chương TSD đã được thực hiện như đến đâu, các nội dung trong TSD đã được điều chỉnh ra sao để tương thích giữa hệ thống pháp luật Việt Nam với các cam kết đã nêu ra cũng như cần có những cải thiện nào về chính sách, thể chế để đảm bảo TSD được thực thi một cách minh bạch, đầy đủ, và hiệu quả. Hiện có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề này, do vậy thực hiện xem xét “Giám sát các cam kết của Việt Nam để thực hiện chương TSD và sử dụng điều khoản chương TSD như một đòn bẩy để thực thi các cam kết VPA” sẽ giúp tăng cường hiệu quả của EVFTA và VPA-FLEGT.

2           MỤC TIÊU

2.1         Mục tiêu chung

Giám sát tình hình thực hiện các cam kết đã nêu trong TSD và đề xuất các giải pháp để đảm bảo việc triển khai TSD được tiến hành đầy đủ nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện của EVFTA và VPA-FLEGT.

2.2         Mục tiêu cụ thể

Xem xét các cam kết được nêu ra trong TSD và tiến độ thực thi các cam kết này.

Đánh giá các khó khăn, trở ngại trong quá trình thực thi TSD trên ba lĩnh vực chính là:  (i) Cam kết về lao động và môi trường, (ii) Cơ chế thể chế, và (iii) Thủ tục thực thi.

Đề xuất các khuyến nghị về chính sách, giải pháp, cơ chế để tăng cường hiệu quả thực thi của TSD cho 3 nội dung vừa nêu nhằm hướng tới thực hiện hiệu quả EVFTA và VPA-FLEGT.

2.3         Câu hỏi nghiên cứu

1. Những cam kết nào đã được đề xuất trong TSD liên quan đến về lao động và môi trường, (ii) Cơ chế thể chế, và (iii) Thủ tục thực thi?

2. Tiến độ thực hiện TSD như thế nào?

3. Có những thách thức, cản trở nào trong quá trình thực hiện TSD?

4. Cần làm gì để hạn chế các thách thức này nhằm thúc đẩy TSD được triển khai đầy đủ và hỗ trợ hiệu quả cho FVFTA cũng như VPA-FLEGT.

3            PHƯƠNG PHÁP

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ xem xét STD trong phạm vi ngành Lâm nghiệp không xem xét vào các ngành khác như may mặc, thuỷ sản, lúa gạo, vv.

Desk review và phỏng vấn sâu các nhà nghiên cứu, cán bộ nhà nước trong các bộ ngành liên quan, cán bộ quản lý trong các tổ chức NGOs và doanh nghiệp gỗ.

4           NỘI DUNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

4.1         Nội dung thực hiện

TT

Hoạt động

Địa điểm

Số công

Ghi chú

1

Xây dựng kế hoạch

Hà Nội

 

 

2

Tổ chức cuộc họp thông qua đề cương

Hà Nội

 

 

3

Thu thập thông tin tài liệu

Hà Nội

 

 

4

Xây dựng bảng hỏi

Hà Nội

 

 

5

Tổ chức thu thập số liệu theo bảng hỏi

Hà Nội + các tỉnh

 

 

6

Xử lý số liệu

Hà Nội

 

 

7

Viết báo cáo sơ bộ

Hà Nội

 

 

8

Tổ chức tham vấn

Hà Nội

 

 

9

Hoàn thiện báo cáo

Hà Nội

 

 

10

Tổ chức hội thảo thông báo kết quả cập nhật

Hà Nội

 

 

 

Tổng

 

 

 

4.2         Thời gian dự kiến thực hiện

Thời gian thực hiện từ tháng 03 đến tháng 7 /2022 

5           KINH PHÍ THỰC HIỆN

a) Nguồn kinh phí: Từ dự án EVFTA

b) Tổng kinh phí: Không quá 13.500 Euro

6           KẾT QUẢ MONG ĐỢI

  1. Các tiều liệu thứ cấp được thu thập liên quan đến TSD, VPA-FLEGT và EVFTA.
  2. Một bộ dữ liệu định tính về các nội dung phỏng vấn
  3. Một báo cáo phân tích thực trạng và tiến độ thực thi các cam kết đã nêu trong TSD cũng như các khuyến nghị (chính sách, cơ chế, giải pháp) để đảm bảo việc thực hiện TSD theo đúng mong đợi và đóng góp tích cực vào EVFTA và VPA-FLEGT.
  4. Một đề cương nghiên cứu được xây dựng.

Tài liệu tham khảo:

ALS. (2021). Hiệp định tự do thương mại EVFTA là gì? Retrieved from https://als.com.vn/hiep-dinh-tu-do-thuong-mai-evfta-la-gi

Nessel, C., & Verhaeghe, E. (2020). Unfolding the European Commission’s storytelling on ethical trade relations with Vietnam. CEVIPOL Working Papers, 2(2), 2-32.

Trang, H. T., Thao, P. T., & Ngoc, N. B. (2021). Hoàn thiện pháp luật việt nam về lao động phù hợp với hiệp định thương mại tự do Việt nam – Eu. In Working paper series (Vol. 2). Ha Noi.

Yen, N. H., Huong, N. T. Q., & Huy, H. X. (2017). Các cam kết phát triển bền vững trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU. Retrieved from http://vem.tapchimoitruong.vn/pages/article.aspx?item

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt