Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Tuyển Chuyên gia Đánh giá tác động của phát triển cà phê đến mất rừng

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ ĐẾN MẤT RỪNG- CÁC CHÍNH SÁCH HIỆN HÀNH NHẰM THỰC HIỆN CAM KẾT CỦA VIỆT NAM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KHÔNG GÂY MẤT RỪNG

 

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

          Với các vai trò và chức năng quan trọng của mình trong mối trong mối quan hệ tương tác với phát triển kinh tế, xã hội, môi trường, giá trị to lớn của rừng ngày càng cộng đồng quốc tế thừa nhận một cách rộng rãi. Trong những năm gần đây, mặc dù có sự suy giảm đáng kể về suy thoái rừng và mất rừng, vấn nạn này vẫn còn tồn tại dai dẳng và nghiêm trọng về cả phạm vi và số lượng, đặc biệt là tại các quốc gia phát triển (Calle et al., 2016; Köthke, Leischner, & Elsasser, 2013).

Việt Nam nổi tiếng với hệ sinh thái rừng nhiệt đới có tính đa dạng và độc đáo cao. Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực đáng kể để bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng nhằm phát huy các giá trị to lớn của rừng mang lại sự phát triển tế xã hội và hạnh phúc của cộng đồng trên đất nước. Tuy nhiên, cũng như những nước đang phát triển khác, Viêt Nam đang tiếp tục đối mặt với các vấn đề về mất rừng và suy thoái rừng bởi các nguyên nhân khác nhau như cháy rừng, xây dựng cợ sở hạ tầng, khai thác gỗ trái phép, chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp (Thuy, Moeliono, Hien, Tho, & Hien, 2012). Một trong những nguyên nhân chính yếu của suy thoái rừng và mất rừng là chuyển đổi đất rừng sang trồng các loại cây nông nghiệp, trong đó có cây cà phê (Kissinger, 2020)

Theo kết quả thông kê của Tổng cục Thống kê [1]năm 2020, trong những năm vừa qua Việt Nam là một trong những nước có lượng cà phê xuất khẩu sang các thị trường Châu Âu và Mỹ tương đối lớn. Việt Nam chỉ đứng sau Brazil lề lượng cà phê xuất khẩu vào Châu Âu, cụ thể năm 2020, sản lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu vào thị trường châu Âu chiếm đến 22% thị phần, chỉ đứng sau Brazil (29% thị phần). Ngoài châu Âu là thị trường xuất khẩu chính của Cà phê của Việt Nam thì Mỹ là thị trường lớn thứ hai nhập khẩu Cà phê từ Việt Nam. Kết quả thống kê cũng cho thấy tại thị trường này, Việt Nam đứng thứ 3 chiếm 15% thị trường sau Brazil (25% thị phần), Colombia (22%) . Mặc dù trong 2 năm vừa qua do sự bùng nổ của COVID 19 nên lượng Cà phê xuất khẩu sang các thị trường khác cũng có giảm chút ít về giá và lượng thị trường thế giới giảm 2,8% trong đó thị trường Mỹ giảm nhiểu nhất 10%, thị trường Châu Âu giảm 2,6%. Cũng do nhu cầu về Cà phê của thị trường thế giới tăng cao từ giai đoạn 1980 đến nay mà diện tích trồng Cà phê của Việt Nam cũng tăng mạnh.

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Cà Phê Việt Nam[2], năm 1980 Việt Nam chỉ có 22,5 nghìn ha đất được trồng Cà phê chủ yếu trên vùng đất Tây nguyên thuộc tỉnh Đăk Lắc, đến nay Việt Nam có đến 718 nghìn ha trồng cây Cà phê không chỉ Cà phê được phát triển Tây nguyên và đã lan rộng ra đến tận vùng Tây Bắc đó là, Điện Biên, Sơn La. Mặc dù tốc độ phát triển cây Cà phê đã giảm nhiều so với giai đoạn trước đây nhưng một số vùng mới trồng Cà phê thì cây Cà phê được quan tâm mở rộng tương đối nhanh cụ thể như tại tỉnh Sơn la, trước đây chưa có cây Cà phê nay đã có đến 14 nghìn ha Cà phê và tương lai lại tiếp tục được mở rộng. Câu hỏi đặt ra sự mở rộng diện tích Cà phê gây tác động như thế nào đến phát triển rừng ? Những chính sách của Chính phủ cho sự phát triển cây Cà phê đã được thực hiện như thế nào?

Năm 2020 tại Glasgow Thủ tướng Chính phủ đã cam kết từ nay đến năm 2050 Việt Nam sẽ là quốc gia không phát thải. Để đóng góp cho mục tiêu này thì việc hạn chế mất rừng suy thoái rừng đã được Bộ NN và PTNT đặt ra trong đó nội dung hạn chế phát triển Nông nghiệp gây mất rừng. Hiện nay do nhu cầu Cà phê trong nước và trên thế giới Việt Nam đã trồng diện tích Cà phê vượt với mức trong định hướng quy hoạch cụ thể đến năm 2020 Việt Nam cần có 600 nghìn [3]ha Cà Phê trong khi diện tích đã trồng lên đến 718 nghìn ha (nguồn?). Để làm rõ nguyên nhân và tác động của việc mở rộng sản xuất cà phê trong mối quan hệ với mất rừng và suy thoái rừng cần tiến hành nghiên cứu “Đánh giá tác động của phát triển Cà phê đến rừng- Các chính sách hiện hành nhằm thực hiện cam kết của Việt Nam phát triển nông nghiệp không mất rừng”. Nghiên cứu này đươc Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững triển khai thực hiện với sự hỗ trợ tài chính của tổ chức Fern.

2. MỤC TIÊU

2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng phát triển Cà phê tại Việt Nam và mức độ tác động của phát triển Cà phê đến mất rừng và suy thoái rừng nhằm đề xuất các giải pháp phát triển Cà phê bền vững đáp ứng mục tiêu phát triển Nông nghiệp không tác động lên mất rừng và suy thoái rừng

2.2 Mục tiêu cụ thể

Đánh giá mức độ biến động về diện tích và chất lượng rừng trong mối quan hệ với việc mở rộng diện tích cà phê.

Phân tích thực trạng sử dụng đất cà phê theo các chủ thể khác nhau như hộ nông dân, nông trường, doanh nghiệp.

Xem xét chính sách và định hướng phát triển cà phê hiện nay trong mối tương quan với bảo vệ và phát triển rừng.

Đề xuất các khuyên nghị nhằm đảm bảo phát triển cà phê bền vững không tác động lên mất rừng và suy thoái rừng.

3. ĐỊA ĐIỂM

Nghiên cứu được thực hiện tại 2 cùng địa lý khác nhau bao gồm vùng Tây Nguyên và Tây Bắc. Tại mỗi vùng địa lý chọn ra một tỉnh để khảo sát.

4. PHƯƠNG PHÁP

+ Thu thập thông tin thứ cấp từ các đơn vị quản lý của địa phương, các chính sách hiện hành của Trung ương và địa phương, Các báo cáo thường niên của địa phương.

+ Thu thập thông tin từ ngoại nghiệp thông qua phỏng vấn các hộ, các doanh nghiệp trồng cà phê về thực trạng quyền sử dụng đất nguồn gốc đất trồng cà phê, sự tuân thủ các quy định về kỹ thuật, chính sách

+ Ứng dụng công nghệ phân tích không gia như GIS và ảnh viễn thám Sentinel 2 qua các thời kỳ 2000-2010-2020 tại Đắc Lắc, xây dựng bản đồ hiện trạng rừng và hiện trạng trồng Cà phê tỷ lệ 1/100.000 cho toàn tỉnh; xây dựng bản đồ rừng và hiện trạng trồng Cà phê cấp huyện tỷ lệ 1/50.000 tại Thuận Chấu, huyện có diện tích Cà phê lớn nhất tỉnh Sơn La.

+ Ứng dụng công nghệ GIS chống xếp bản đồ phân tích biến động và nguyên nhân gây ra biến động rừng

+ Ứng dụng phương pháp chuyên gia để tham vấn phương pháp nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và thẩm định kết quả nghiên cứu.

4. NỘI DUNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1/ Nội dung thực hiện

TT

Hoạt động

Địa điểm

1

Xây dựng kế hoạch

Hà Nội

2

Xây dựng bảng hỏi

 

3

Thu thập tài liệu từ các tổ công tác địa phương

Sơn La, Đắk Lắc

4

Làm việc với cán bộ địa phương

Sơn La, Đắk Lắc

5

Tổ chức cuộc họp tham vấn nội dung nghiên cứu

Hà Nội

6

Xây dựng mẫu khóa ảnh, rừng và Cà phê

Sơn La, Đắk Lắc

7

Xây dựng bản đồ biến động rừng 2010, 2015 và 2020 tại hai tỉnh (Đắk Lắc tỷ lệ 1/100.000; Sơn La các huyện trồng cà phê tỷ lệ 1/50.000)

Hà Nội

8

Xây dựng bản đồ diễn biến diện tích trồng cà phê giai đoạn 2010, 2015, 2020 trên cơ sở giải đoán ảnh vệ tinh tại hai tỉnh (Đắk Lắc tỷ lệ 1/100.000; Sơn La các xã trồng cà phê tỷ lệ 1/50.000)

Hà Nội

9

Phúc tra kết quả xây dựng bản đồ

Sơn La, Đắk Lắc

10

Chồng xếp bản đồ xác định nguyên nhân mất rừng do Cà phê, Phúc tra tại hai tỉnh

Hà Nội

11

Thu thập thông tin, phỏng vấn các doanh nghiệp và hộ gia đình trồng Cà Phê

 

12

Phân tích chính sách tuân thủ của các doanh nghiệp và hộ gia đình

Sơn La, Đắk Lắc

13

Xây dựng báo cáo

Hà Nội

14

Tổ chức Hội thảo tham vấn, công bố kết quả ban đầu

Hà Nội

15

Tổ chức nghiệm thu kết quả nghiên cứu

Hà Nội

16

Hoàn thiện báo cáo và bản đồ

Hà Nội

 

2. Thời gian dự kiến thực hiện

+ Thời gian thực hiện từ tháng 03 đến tháng 12 /2022

5. KINH PHÍ THỰC HIỆN

a) Nguồn kinh phí: Từ dự án FGMC

b) Tổng kinh phí: không quá 480.000.000 VND

6. KẾT QUẢ MONG ĐỢI

  1. 1.Đánh giá được biến động diện tích, chất lượng rừng tại các tỉnh điều tra tại Đăk Lăk và Sơn La trong 10 năm trở lại đây, nguyên nhân biến động (chú trọng đến mối quan hệ với phát triển cây Cà phê) (Số liệu và bản đồ, nguyên nhân biến động)
  2. 2.Báo cáo được thực trạng đất trồng cà phê phân theo chủ thể là hộ dân (Hộ dân tộc và không dân tộc, hộ nam và nữ), nông trường và quyền sử dụng đất trồng cà phê của các hộ gia đình và đơn vị.
  3. 3.Báo cáo kết quả phân tích các chính sách hiện nay liên quan đến sản xuất cà phê bền vững gắn với REDD và nhận thức và khả năng tuân thủ các quy định về cà phê bền vững của hộ dân và doanh nghiệp đối với xuất khẩu cà phê, trên cơ sở đề xuất các chính sách phục vụ cho phát triển bền vững cà phê của Đăk Lắk và Sơn La nói riêng của Việt Nam nối chung cho mục tiêu phát triển không mất rừng.
  4. 4.Bản đồ diễn biến rừng, Cà phê qua các thời kỳ 2000; 2010, 2020 của tỉnh Đắc Lắc tỷ lệ 1/100.000, huyện Thuận Châu-Sơn La tỷ lệ 1/50.000.
  5. 5.Bản đồ chuyển đổi đất rừng sang trồng Cà phê của Đắc Lắc và huyện Thuận Châu./.

7. THỜI GIAN NỘP ĐỀ XUẤT

7.1. Địa chỉ và cách thức nộp đơn

Các hồ sơ nộp đề xuất phải được gửi trong một phong bì niêm phong (bao gồm hồ sơ bản mềm chứa trong đĩa CD-ROM hoặc USB và hồ sơ bản cứng) bằng bưu điện trong nước có con dấu rõ ràng, bằng dịch vụ chuyển phát nhanh tư nhân hoặc bằng cách nộp hồ sơ trực tiếp tới địa chỉ dưới đây:

Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD)

Số 31, ngõ 19 đường Kim Đồng, Hoàng Mai, Hà Nội

Số điện thoại: 024 3943 6676/78 – 0912.094.190 (gặp Ông Nguyễn Phú Hùng, Phó Giám đốc kiêm Quản lý chương trình).

Khi nộp hồ sơ trực tiếp, người nộp hồ sơ sẽ nhận được giấy biên nhận bàn giao đã ký và ghi rõ ngày nhận.

Bên ngoài phong bì cần ghi rõ tiêu đề kêu gọi đề xuất, tên và số Dự án nghiên cứu của đề xuất, họ tên và địa chỉ của người phụ trách nộp đề xuất nêu trên.

Các đề xuất dự án được gửi bằng các hình thức khác như bằng máy fax hoặc gửi qua E- mail, hoặc gửi đến các địa chỉ khác sẽ bị từ chối.

7.2.           Thời hạn nộp đơn

- Thời hạn nộp Hồ sơ trước 17h00 ngày 14/05/2022.

- Thời hạn nộp đơn được chứng minh bằng ngày gửi, dấu bưu điện hoặc ngày của Giấy biên nhận hồ sơ. Trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, thời hạn nhận hồ sơ là 17:00 cùng ngày được chứng minh bằng chữ ký và ngày trên Giấy biên nhận hồ sơ. Bất kỳ đề xuất nào được gửi sau thời hạn trên sẽ tự động bị từ chối.

Mọi thông tin cần vui lòng liên hệ với anh Nguyễn Ngọc Quang, cán bộ điều phối theo email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. hoặc số điện thoại: 08 54 54 3883.

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt