Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Tuyển Chuyên gia Viết chuyện thành công trong tiến trình giám sát biến động rừng

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

VIẾT CÂU CHUYỆN THÀNH CÔNG TRONG TIẾN TRÌNH GIÁM SÁT BIẾN ĐỘNG RỪNG SỬ DỤNG PHẦN MỀM CFMS – DỰ ÁN VM067

Code: 2.2.2

  1. 1.Tổng quát

Nhiệm vụ:

Viết câu chuyện thành công trong tiến trình giám sát biến động rừng sử dụng phần mềm CFMS

Vị trí:                         

Chuyên gia

Thời gian làm việc:

Từ ngày 25/9/2021 đến 20/10/2021

Địa điểm làm việc:

Huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị

Đối tượng:

12 tổ tuần tra rừng, các tổ chức xã hội trên 3 xã Hướng Hiệp, Đakrông, Ba Nang thuộc huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.

Báo cáo cho:

Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD)

 

  1. 2.Thông tin chung:

Dự án “Đối thoại về Phát triển Rừng bền vững ở Việt Nam” - mã số VM067 với mục tiêu tăng cường đối thoại giữa các tổ chức xã hội (TCXH), các tổ nhóm cộng đồng và cơ quan quản lý nhà nước để tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực Lâm nghiệp ở huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam.

Dự án được điều phối và thực hiện bởi Trung tâm Phát triển nông thôn Bền vững (SRD) kết hợp cùng với Chi cục Kiểm lâm và Hội Khoa học Kỹ thuật Bảo vệ Rừng và Đa dạng Sinh học tỉnh Quảng Trị từ tháng 07/2020 đến tháng 06/2022.

Địa bàn thực hiện của dự án là tỉnh Quảng Trị, Việt Nam – tỉnh có tỷ lệ suy thoái rừng cao và các xã dự án bao gồm Ba Nang, Đakrông và Hướng Hiệp thuộc huyện Đakrông. Đối tượng hưởng lợi là các Tổ chức xã hội (TCXH) tại tỉnh Quảng Trị và huyện Đakrông, trong khi các Tổ nhóm Cộng đồng (CĐ) chủ yếu là từ các xã dự án. Người dân thuộc 3 xã được lựa chọn cũng được hưởng lợi từ dự án thông qua các hoạt động nâng cao nhận thức và chia sẻ thông tin.

Qua một năm thực hiện dự án đã nâng cao năng lực và vai trò tham gia của cộng đồng, các tổ chức xã hội trong việc áp dụng tiến trình giám sát rừng sử dụng phần mềm CFMS trên địa bàn 3 xã dự án tại huyện Đakrông. Theo kế hoạch kỳ thứ 2 của dự án, nhằm tổng hợp các câu chuyện thành công trong tiến trình giám sát biến động rừng sử dụng phần mềm CFMS để chia sẻ với các bên liên quan và truyền thông kết quả của dự án. Dự án cần tuyển chuyên gia viết câu chuyện thành công trong tiến trình giám sát biến động rừng sử dụng phần mềm CFMS với những thông tin dưới đây.

3. Mục đích và kết quả mong đợi

3.1. Mục đích: Chia sẻ và truyền thông kết quả dự án trong tiến trình giám sát biến động rừng sử dụng phần mềm CFMS với các bên liên quan.

3.2. Kết quả mong đợi

Những câu chuyện thành công và/hoặc kinh nghiệm trong tiến trình giám sát biến động rừng sử dụng phần mềm CFMS của các tổ nhóm cộng đồng và các tổ chức xã hội khác được tổng hợp, chia sẻ và truyền thông rộng rãi với các bên liên quan trong và ngoài vùng dự án.

Số lượng và nội dung các câu chuyện cụ thể sau:

+ Với 12 tổ tuần tra rừng của 3 xã dự án: Dự kiến khoảng 15 câu chuyện chia sẻ về hoạt động của tổ tuần tra rừng và kết quả thực tế khi ứng dụng CFMS trong giám sát biến động rừng;

+ Với lãnh đạo các xã dự án: Dự kiến khoảng 3 câu chuyện chia sẻ về thay đổi trong quản lí và bảo vệ rừng, giám sát biến động rừng và tổng hợp thông tin, viết báo cáo thông qua phần mềm CFMS; sự khác biệt so với trước đây hoặc so với các thôn/xã không tham gia dự án, bài học kinh nghiệm từ việc triển khai; khuyến nghị, nếu có để triển khai tốt hơn nữa; v.v.

+ Với Hạt kiểm lâm huyện và đối tác cấp tỉnh: dự kiến 2 câu chuyện chia sẻ về sự thay đổi trong việc tiếp cận thông tin biến động rừng thông qua các tài khoản trên phần mềm CFMS và chia sẻ về hiệu quả của việc áp dụng tiến trình giám sát biến động rừng sử dụng phần mềm CFMS trên toàn huyện, bài học kinh nghiệm từ việc triển khai; khuyến nghị, nếu có để triển khai tốt hơn nữa.

+ Ảnh: Mỗi câu chuyện có ít nhất từ 1 đến 3 ảnh minh họa nội dung của câu chuyện. Thông tin khác gồm : tên câu chuyện; thông tin người cung cấp, mẫu đồng ý cho sử dụng thông tin và hình ảnh đã được ký và xác nhận.

4. Nhiệm vụ của chuyên gia

- Tìm hiểu kết quả trong tiến trình giám sát biến động rừng sử dụng phần mềm/hệ thống CFMS và các kết quả khác của dự án thông qua các báo cáo và tài liệu dự án;

- Lên ý tưởng và xây dựng đề cương về các câu chuyện thành công được Trung tâm SRD và đối tác thông qua;

- Thực hiện các hoạt động tại hiện trường theo lịch và đề cương đã thống nhất để thu thập thông tin và hình ảnh cho các câu chuyện;

- Viết các câu chuyện thành công có hình ảnh minh họa (lưu ý thông tin và hình ảnh cần có sự đồng ý chính thức của người cung cấp);

- Lấy ý kiến góp ý của các bên và chỉnh sửa câu chuyện hoàn thiện sau khi có thống nhất của Trung tâm SRD và đối tác;

- Hoàn thiện bản thảo cuối cùng các câu chuyện thành công.

5. Phương pháp

- Đọc các tài liệu/báo cáo dự án;

- Phỏng vấn, quan sát; chụp ảnh, ghi âm, ghi hình.

- Phỏng vấn sâu: chuẩn bị và thống nhất các nội dung/câu hỏi cần phỏng vấn.

6. Sản phẩm nộp lại cho SRD

Các câu chuyện được tổng hợp, biên tập thành bản mềm một quyển tài liệu dài từ 50 – 55 trang, trong đó có:

- Thông tin tóm tắt về dự án và phương pháp tiếp cận ;

- Bố cục các câu chuyện được sắp xếp theo một trình tự phù hợp, kèm ảnh minh họa;

- Thông tin thu thập các câu chuyện và ảnh gốc + mẫu đồng ý cho sử dụng ảnh và thông tin;

- Thông tin về SRD, đối tác địa phương và nhà tài trợ.

7. Kế hoạch thực hiện:

Việc thực hiện viết câu chuyện thành công sẽ bắt đầu vào ngày 25/09/2021 và kết thúc chậm nhất vào ngày 20/10/2021. Thời gian làm việc dự kiến có tính phí chuyên gia là 10 ngày, cụ thể như sau:

STT

Hoạt động

Số ngày

 
 

1

Làm việc với nhóm cán bộ dự án để thu thập tài liệu và thống nhất nội dung, mục tiêu, mong đợi và đối tượng, phạm vi xây dựng câu chuyện

0.5

 

2

Lên ý tưởng và xây dựng đề cương

0.5

 

3

Chỉnh sửa và hoàn thiện đề cương

0.5

 

4

Thu thập thông tin, chụp ảnh, phỏng vấn và ghi âm tại hiện trường

5

 

5

Hoàn thiện viết câu chuyện thành công

2.5

 

6

Lấy kiến các bên liên quan và chỉnh sửa câu chuyện đến khi được Trung tâm SRD và đối tác thông qua

1

 
 

TỔNG CỘNG

 10

 


8. Kinh phí và hợp đồng

- Kinh phí để thực hiện nhiệm vụ này sẽ được trích từ nguồn ngân sách của Dự án “Đối thoại phát triển rừng bên vững ở Việt Nam – dự án VM067”, do SRD chi trả (mục 2.2.2) với định mức không quá 3.000.000đ/ngày (chưa bao gồm thuế thu nhập cá nhân). Ngoài ra, chi phí ăn, ở, đi lại tại thực địa sẽ do dự án chi trả theo thực tế và qui định của Trung tâm SRD.

- Hợp đồng tư vấn giữa dự án và chuyên gia sẽ được ký trước khi những điều khoản trong bản tham chiếu này thực hiện.

9. Yêu cầu đối với chuyên gia:

Chuyên gia cần đảm bảo được những tiêu chí sau đây:

- Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực lâm nghiệp và hiểu biết về quản lí và bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng; công nghệ ảnh viễn thám trong giám sát rừng dựa vào cộng đồng;

- Có kỹ năng ghi hình và chụp ảnh tại thực địa, kỹ năng thúc đẩy và khai thác thông tin;

- Có kinh nghiệm viết các câu chuyện, ưu tiên kinh nghiệm viết về chuyên mục lâm nghiệp về các chủ đề quản lý và bảo vệ rừng cộng đồng;

- Có hiểu biết về; sử dụng và vận hành công nghệ ảnh viễn thám trong việc theo dõi, giám sát diễn biến rừng; làm việc với người dân tộc thiểu số; v.v

- Tối thiểu tốt nghiệp đại học các chuyên ngành liên quan;

- Ưu tiên ứng viên là người địa phương hoặc có hiểu biết, kinh nghiệm làm việc tại vùng dự án.

- Không có tiền sử liên quan đến các vấn đề về xâm hại và lạm dụng trẻ em (CPP và PSEAH).

10. Hỗ trợ từ SRD

- Nhóm cán bộ dự án của SRD sẽ phối hợp chặt chẽ với chuyên gia để thực hiện các công việc nội nghiệp và ngoại nghiệp trong thời gian viết câu chuyện thành công;

- Cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết về dự án;

- Thanh toán chi phí cho chuyên gia.

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt