Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Tor trưởng nhóm lâm nghiệp

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU HOẠT ĐỘNG

Trưởng nhóm điều tra thông tin về trữ lượng Carbon và hiện trạng quản lý rừng hiện có cùng các thông tin chung về lâm nghiệp tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang, tỉnh Cà Mau.

1.         ĐẶT VẤN ĐỀ

Bên cạnh những cánh rừng nhiệt đới trên cạn, rừng ngập mặn và đầm lầy là những sinh cảnh tự nhiên có giá trị đa dạng sinh học phong phú, có tiềm năng cung cấp các dịch vụ sinh thái cho con người và thiên nhiên. Rừng ngập mặn cung cấp lương thực và tạo thu nhập, đặc biệt là cho người dân nghèo ở phía Nam bán cầu, đóng vai trò rất quan trọng để bảo vệ bờ biển và chống xói mòn. Rừng còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc giảm thiểu biến đổi khí hậu thông qua quá trình hấp thụ Carbon với khả năng lưu trữ cao gấp 3 đến 5 lần so với rừng trên cạn. Tuy nhiên, rừng ngập mặn trên toàn cầu đang bị đe dọa nhiều nhất, đặc biệt là ở Đông Nam Á do biến đổi khí hậu và việc khai thác quá mức phục vụ cho tăng trưởng kinh tế. Trong những thập kỷ qua, trữ lượng rừng ngập mặn bị thu hẹp hơn 35%. Trong khi đó, sự tàn phá rừng ngập mặn gây ra 10% lượng phát thải khí nhà kính.

Dự án “Bảo vệ khí hậu và rừng ngập mặn kết hợp với cải thiện thu nhập cho các cộng đồng dễ bị tổn thương (VM069)” được thực hiện tại Vườn Quốc Gia Mũi Cà Mau, Ban QLRPH Tam Giang với mục tiêu tăng cường bảo vệ đa dạng sinh học, phát triển rừng ngập mặn góp phần thúc đẩy quá trình hấp thụ Carbon, tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu, đảm bảo sinh kế bền vững và hoà nhập xã hội cho các cộng đồng nghèo và dễ bị tổn thương ở Đồng bằng sông Cửu Long. Dự án sẽ giới thiệu và tăng cường sự tham gia của các cộng đồng trong đồng quản lý rừng, tạo điều kiện phát triển rừng ngập mặn bền vững qua đó tăng cường khả năng hấp thụ Carbon và bảo vệ bờ biển. Giới thiệu và tăng cường các hoạt động sinh kế bền vững kết hợp bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn đến với cộng đồng dân cư sống gần rừng, tạo điều kiện gia tăng việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần ổn định xã hội.

Theo kế hoạch hoạt động dự án năm thứ nhất; nhằm có những thông tin, dữ liệu đầu vào cần thiết cho việc theo dõi, triển khai và đánh giá dự án, dự án cần tuyển 01 chuyên gia lâm nghiệp để thực hiện các hoạt động điều tra, nghiên cứu.

2.         MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ MONG ĐỢI

2.1. Mục tiêu:

Mục tiêu chung:

Thu thập, tổng hợp đầy đủ thông tin về trữ lượng Carbon hiện có, thông tin về hệ thống, cơ cấu quản lý rừng ngập mặn tại địa bàn thực hiện dự án và những thông tin trong lĩnh vực lâm nghiệp khác làm cơ sở để đánh giá, triển khai các hoạt động tiếp theo của dự án và theo dõi tiến độ, kết quả thực hiện dự án.

Mục tiêu cụ thể:

  • Cung cấp đầy đủ thông tin về trữ lượng Carbon, loài và chất lượng cây trên diện tích rừng ngập mặt tại VQG Mũi Cà Mau, BQL RPH Tam Giang bằng các ô tiêu chuẩn đáp ứng được tiêu chuẩn Đo lường trữ lượng Carbon được mô tả trong hướng dẫn của UNFCCC tức là khối lượng Carbon được chuyển đổi từ sinh khối rừng được tính toán dựa trên các lớp tuổi rừng, đường kính và chiều cao của cây trồng trong các ô mẫu tiêu chuẩn tại các khu vực cố định,
  • Cung cấp đầy đủ thông tin về hiện trạng hệ thống quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn đang được thực hiện tại địa phương, khó khăn, hạn chế đang gặp phải, các thông tin về vi phạm Luật lâm nghiệp, khai thác gỗ trái phép cùng nguyên nhân và các tác động đến rừng ngập mặn.
  • Cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng quản lý, sử dụng đất trong rừng ngập mặn, trong đó báo cáo cần nêu rõ diện tích đã được giao/khoán cho các hộ gia đình, tổ chức, các khó khăn, vướng mắc trong giao/khoán rừng ngập mặn.
  • Cung cấp thông tin về các tiềm năng khai thác rừng ngập mặn hiện có, các mô hình phát triển sinh kế dựa vào rừng ngập mặn có khả năng phát triển.

2.2. Kết quả mong đợi

  • 01 Báo cáo nghiên cứu cung cấp đầy đủ các thông tin trong mục tiêu đã đề ra được hoàn hoàn thiện và chia sẻ đến SRD, đối tác, nhà tài trợ.

3.         THỜI GIAN

Thời gian thực hiện hoạt động thực tế là 40 ngày trong khoảng thời gian tháng 4 – tháng 6 năm 2021, tuỳ theo tình hình của đại dịch COVID-19 và điều kiện bố trí thời gian của đối tác địa phương. Thời gian làm việc cụ thể như sau:

 

STT

Hoạt động

Sản phẩm bàn giao

Thời gian

1

Xây dựng 01 khung kế hoạch điều tra, thu thập thông tin tại thực địa bao gồm bao gồm: nhiệm vụ cụ thể, thời gian thực hiện, công cụ và những chuẩn bị cần thiết khác để tổ chức thực hiện.

- 01 khung kế hoạch điều tra, thu thập thông tin tại thực địa bao gồm bao gồm: nhiệm vụ cụ thể, thời gian thực hiện, công cụ và những chuẩn bị cần thiết.

18 ngày

2

Thực hiện nghiên cứu, thu thập thông tin tại VQG Mũi Cà Mau, BQLRPH Tam Giang theo kế hoạch đã được chấp thuận. Chịu trách nhiệm kết quả, tính chính xác của thông tin thu thập được và hoàn thiện báo cáo.

- 01 Báo cáo nghiên cứu tổng hợp và phân tích đầy đủ các thông tin đã thu được sau quá trình thu thập thông tin thứ cấp và thu thập thông tin tại thực địa.

- 01 bộ thông tin, dữ liệu đã được thu thập và xử lý trong quá trình thực hiện hoạt động.

20 ngày

3

Viết báo cáo nghiên cứu cung cấp đầy đủ thông tin nghiên cứu được đã được thu thập, tổng hợp.

2 ngày


4.         NHIỆM VỤ CỦA CHUYÊN GIA

Chịu trách nhiệm chuyên môn, tư vấn kỹ thuật, tập huấn, tham gia và thúc đẩy thực hiện các hoạt động. Cụ thể:

  • Xây dựng 01 khung kế hoạch điều tra, thu thập thông tin tại thực địa bao gồm bao gồm: nhiệm vụ cụ thể, thời gian thực hiện, công cụ và những chuẩn bị cần thiết khác để tổ chức thực hiện.
  • Thực hiện nghiên cứu, thu thập thông tin tại VQG Mũi Cà Mau, BQLRPH Tam Giang theo kế hoạch đã được chấp thuận. Chịu trách nhiệm kết quả, tính chính xác của thông tin thu thập được và hoàn thiện báo cáo.
  • Viết báo cáo nghiên cứu và báo cáo kết thúc hoạt động cung cấp đầy đủ thông tin nghiên cứu được đã được thu thập, tổng hợp. Trình bày kết quả báo cáo trước trung tâm SRD, đối tác của dự án.
  • Chuyên môn và kinh nghiệm: ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Lâm nghiệp, tốt nghiệp Thạc sĩ trở lên chuyên ngành lâm sinh, quản lý tài nguyên rừng, quản lý tài nguyên thiên nhiên, kinh tế lâm nghiệp, kinh tế tài nguyên.
  • Kỹ năng và phương pháp: điều tra, quy hoạch lâm nghiệp, sử dụng tốt các công cụ giám sát rừng, bản đồ lâm nghiệp.
  • Ưu tiên ứng viên đã từng tham gia các hoạt động có nội dung tương tự và đã từng tham gia hợp tác với các tổ chức phi chính phủ và các chương trình dự án về lâm nghiệp tại địa phương.
  • Không có tiền sử về xâm hại và lạm dụng trẻ em;
  • Tuân thủ quy định và ký nguyên tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em của SRD.

5.         YÊU CẦU ĐỐI VỚI CHUYÊN GIA

6.         BÁO CÁO

Sau khi kết thúc các mỗi hoạt động cụ thể, chuyên gia cần viêt một bản báo cáo bằng Tiếng Việt với các nội dung cơ bản như: Nội dung, phương pháp đã triển khai, kết quả đạt được, các đánh giá về kết quả thu được,nêu rõ những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện các hoạt động và đề xuất nếu có khó khăn thách thức; và kế hoạch thực hiện tiếp theo.

7.         NGÂN SÁCH

Thù lao cho chuyên gia:

1.500.000 Đồng x 40 ngày công = 60.000.000 đồng (Sáu mươi triệu đồng chẵn)

Thù lao cho chuyên gia sẽ được thanh toán sau khi kết thúc mỗi hoạt động cụ thể với số ngày công đã xác định và cung cấp đầy đủ các báo cáo, chứng từ theo yêu cầu của SRD và thỏa thuận với chuyên gia. Các chi phí ăn, ở, đi lại tại thực địa cho chuyên gia sẽ do dự án chi trả theo thực tế và qui định của Trung tâm SRD.

8.         HỖ TRỢ TỪ SRD

- Cán bộ dự án của SRD sẽ phối hợp chặt chẽ với chuyên gia để thực hiện công việc

(bao gồm hỗ trợ tổ chức, liện hệ với địa phương, công tác hậu cần tại thực địa);

- Cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết SRD có;

- Thanh toán thù lao tư vấn cho chuyên gia;

Các chuyên gia quan tâm xin gửi CV, thư bày tỏ quan tâm đến địa chỉ: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. (cc: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ) chậm nhất trước ngày 18 tháng  04 năm 2021.                                            

 

 

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt