MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

TRÁI NGỌT SAU BA NĂM – HÀNH TRÌNH CÒN TIẾP DIỄN

Đánh giá cuối kỳ dự án 

Là một huyện khó khăn của tỉnh Sơn La, Thuận Châu nằm ở vùng núi cao Tây Bắc, là nơi có diễn biến thời tiết khắc nhiệt liên quan tới biến đổi khí hậu như nắng nóng, hạn hán, sương muối, mưa đá, lũ lụt ngày càng diễn ra phổ biến và bất thường hơn trong 10 năm trở lại đây. Nhiệt độ và lượng mưa diễn biến bất thường đã, đang và sẽ kéo theo những tác động đến mùa vụ trồng và các loại cây trồng; nhu cầu về nước cho sinh hoạt và sản xuất; sự phát triển và lây lan các loại sâu bệnh hại; công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng, trước nguy cơ về cháy rừng, giảm đa dạng sinh học... Bên cạnh những điều kiện khách quan nêu trên, những thói quen chủ quan do con người gây ra trong sản xuất nông nghiệp như lạm dụng phân bón hóa học, hóa chất BVTV, sử dụng nhiều hạt giống, cây giống không rõ nguồn gốc/ cây ngoại lai, chưa chú trọng đến công tác bảo vệ, phát triển và làm giàu rừng… cũng đã và đang làm gia tăng phát thải khí nhà kính.

 

Nhằm chung tay cùng chính quyền địa phương và người dân giải quyết phần nào những vấn đề nêu trên, dự án “Giảm nhẹ và Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp tại vùng núi Tây Bắc” đã được thực hiện với sự tài trợ của tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới (Đức), được thực hiện thông qua Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) và sự hợp tác của UBND huyện Thuận Châu, Chi cục TT và BVTV tỉnh Sơn La, Chi cục kiểm lâm tỉnh Sơn La. Dự án được thực hiện trong 3 năm, từ năm 2021 đến năm 2023 tại 4 xã gồm Muổi Nọi, Bon Phặng, Nậm Lầu và Chiềng Pha. Mục đích của dự án nhằm góp phần nâng cao Kế hoạch Quốc gia về Thích ứng (NAP) và Đóng góp Quốc gia Tự quyết định (NDC) trong Thỏa thuận Paris thông qua các hành động thích ứng và giảm nhẹ BĐKH dựa vào cộng đồng. Dự án có 3 mục tiêu chính cần đạt sau 3 năm gồm: 1) Hệ thống nông nghiệp thích ứng và thân thiện khí hậu được tăng cường; 2) Giảm nhẹ tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu thông qua quản lý hiệu quả rừng cộng đồng và 3) Các thực hành thích ứng và giảm nhẹ khí hậu được lồng ghép và tích hợp trong các chính sách, và kinh phí cần thiết được Nhà nước phân bổ.

 

Sau 03 năm thực hiện, một đợt đánh giá tổng thể đã được thực hiện bởi nhóm chuyên gia độc lập trong tháng 5/2023 tại 4 xã dự án để xem xét về tác động, tính phù hợp, hiệu quả, tính bền vững của dự án. Thông qua các hoạt động thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu, phỏng vấn bằng bảng câu hỏi với người dân và đại diện các bên liên quan tham gia dự án, kết hợp các quan sát, đi thực địa, thăm các mô hình của dự án, nhóm chuyên gia đã tổng hợp và phân tích được những kết quả chính sau đây: Dự án đạt được những kết quả theo đúng thiết kế ban đầu, đúng tiến độ và trong phạm vi ngân sách cho phép do các yếu tố sau: i) Mục tiêu và các hoạt động dự án rất phù hợp với chiến lược về thích ứng với BĐKH và định hướng phát triển KTXH của Nhà nước cũng như định hướng và kế hoạch phát triển của địa phương nên đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của chính quyền các cấp và cộng đồng; ii) Các kiến thức kỹ thuật, kỹ năng và mô hình trình diễn mà dự án giới thiệu được người dân đánh giá cao vì nó đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và có nhiều tác động tích cực về mặt xã hội và cả về môi trường đối với người dân địa phương; đặc biệt là mô hình trồng lúa thông minh với khí hậu CAR. Đã có tổng số 865 người của 512 hộ gia đình tại 4 xã dự án được tập huấn và áp dụng các kỹ thuật canh tác lúa CAR (cấy lúa thuần, lúa bản địa; cấy thưa, cấy 1-2 dảnh; sử dụng phân chuồng hoai mục/ phân hữu cơ; giảm 1-3 lần phun hóa chất BVTV) trên tổng diện tích là 40 ha, và 5,748 người tại 1,916 hộ thuộc 7 xã ngoài dự án áp dụng kỹ thuật về canh tác lúa CAR trên tổng diện tích 163,8 ha; iii) Sự hợp tác hiệu quả của dự án với các đối tác địa phương với các bằng chứng cụ thể là việc sử dụng nguồn ngân sách của nhà nước để đối ứng xây mới 4 hệ thống cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh tại xã Chiềng Pha, cải tạo và nâng cấp 2 hệ thống nước sinh hoạt hợp vệ sinh sẵn có tại bản Phặng, xã Bon Phặng và bản Trọ Phảng, xã Chiềng Pha. Bên cạnh đó là việc trồng rừng bổ sung, làm giàu rừng bằng việc trồng một số loài cây bản địa như trám đen, giổi xanh, xoan đào trên diện tích đất nương cà phê giáp với rừng phòng hộ. Đặc biệt hơn, mô hình “Canh tác cà phê bền vững trên đất dốc” của dự án đã được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia ghi nhận và đưa vào để áp dụng và lan tỏa tại tỉnh Sơn La, huyện Thuận Châu, cũng như tỉnh Điện Biên.

 

Về tiến độ của dự án, kế hoạch của dự án đã được tích cực triển khai trong hơn 2 năm qua. Các báo cáo tài chính cho thấy tiến độ giải ngân đạt 100% trong 2 năm tài chính. Bên cạnh đó dự án hầu đết đã đạt được các chỉ tiêu so với mục tiêu đề ra.

 

Về sự cần thiết và phù hợp của dự án, nhóm chuyên gia nhận thấy rằng dự án được thiết lập phù hợp với các chiến lược của Chính phủ về giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH. Bên cạnh đó dự án cũng phù hợp khi lựa chọn mục tiêu và thiết kế dự án. Tất cả các mục tiêu của chương trình được đánh giá là rất cần thiết với những 04 xã của vùng dự án.

 

Về hiệu suất, nhóm chuyên gia đánh giá rằng, khoản đầu tư ban đầu để tạo ra sản lượng cây trồng vật nuôi mà bà con nông dân vùng dự án sản xuất được tương đối lớn và thời gian hoàn vốn khá dài, nhưng về lâu dài thì khoản đầu tư này là phù hợp vì đã tạo được những giá trị lâu dài và bền vững về mặt kiến thức kỹ thuật sản xuất cây trồng vật nuôi theo hướng an toàn sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như phát triển năng lực con người và vốn xã hội.

 

Về hiệu quả của dự án, các hoạt dộng mà dự án triển khai cũng rất hiệu quả và hữu ích (80 đến 100%) số hộ tham gia dự án đánh giá là hữu ích và rất hữu ích); Tỷ lệ hộ áp dụng các kỹ thuật sản xuất nông nghiệp thông minh với khí hậu cũng cao (70 đến trên 100%)). Các hoạt động sản xuất CRA (trồng lúa, cà phê, nuôi gà) đều cho năng suất tăng, chi phí sản xuất giảm nên đều có lãi, đặc biệt là hoạt động CAR rất hiệu quả và nuôi gà nếu khống chế được yếu tố dịch bệnh thì hiệu quả rất cao.

 

Cũng theo nhóm chuyên gia, dự án đã mang lại nhiều tác động tích cực như tăng thu nhập, giảm thiếu hụt lương thực, tăng khả năng tái đầu tư cho sản xuất của các hộ gia đình. Tác động về mặt xã hội là rất ấn tượng như tăng cường mối quan hệ cộng đồng, nâng cao nhận thức về giới, tăng sự tự tin của người dân, đặc biệt là sự tự tin của người nghèo và phụ nữ, cải thiện mối quan hệ giữa người dân và chính quyền các cấp. Đặc biệt dự án đã làm tăng năng lực của người dân, không chỉ về kiến thức kỹ thuật trong đó nổi bật là kiến thức sản xuất lúa và thâm canh cà phê. Ngoài ra, các hoạt động dự án còn giúp cải thiện môi trường sống nhờ nuôi gà bán chăn thả, sản xuất lúa và cà phê, khoai sọ bền vững qua việc giảm bón phân hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật và trừ cỏ, phân gia súc gia cầm được tận dụng và ủ trước khi bón cho cây trồng. Nhờ mang lại hiệu quả về kinh tế xã hội và tập trung vào nâng cao năng lực con người cũng như chú trọng sử dụng nguồn lực địa phương nên dự án có tính bền vững cao, được người dân địa phương và chính quyền các cấp ủng hộ nên có khả năng duy trì và nhân rộng tốt. 80%- 100% số hộ nói rằng họ sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động sản xuất nông nghiệp thông minh với khí hậu sau khi kết thúc. Hiện đã có hộ không tham gia trong và ngoài bản tự học hỏi để áp dụng trồng lúa CAR, canh tác cà phê bền vững, nuôi gà bản địa theo hướng ATSH.

 

Những kết quả và đánh giá nêu trên là nguồn động lực để Trung tâm SRD và các đối tác tại Sơn La, lãnh đạo chính quyền địa phương và người dân tại 4 xã dự án tiếp tục tin tưởng, kiên trì và cùng nỗ lực trong những năm tiếp theo để hướng đến mục tiêu cao hơn mà Chính phủ Việt Nam đề ra, cam kết với thế giới, đó là: Giảm nghèo, giảm thiểu phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ về phát thải ròng bằng 0.

 

Một số hình ảnh của hoạt động đánh giá cuối kỳ

 

Tp hun - tho lun bng hi v phng php nh gi cui k gia thnh vin nhm     

Tập huấn - thảo luận bảng hỏi và phương pháp đánh giá cuối kỳ giữa thành viên nhóm

 

Phng vn bng hi vi ngi dn ti 4 x d n

Phỏng vấn bảng hỏi với người dân tại 04 xã dự án

 

 Cc hot ng tho lun nhm     

Thảo luận nhóm với đại diện người dân tham gia các hoạt động dự án tại 04 xã

 

Phng vn su lnh o x v i din cc bn lin quan

Phỏng vấn sâu lãnh đạo xã và đại diện các bên liên quan tham gia dự án

 

Thnh vin cc nhm nh gi i thm thc a mt s m hnh   

Thành viên các nhóm đánh giá đi thăm một số điểm mô hình

     

Hp chia s kt qu nh gi vi i din ngi dn v cc bn lin quan

 Họp chia sẻ kết quả đánh giá với đại diện người dân và các bên liên quan

 

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt