MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

ĐI MỘT NGÀY ĐÀNG – HỌC MỘT SÀNG KHÔN

Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học nông nghiệp hiện đang là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD). Đây được coi biện pháp tích cực nhằm hỗ trợ người dân và đối tác tại các vùng dự án đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Trong khuôn khổ dự án “Bảo tồn và phát triển đa dạng nông nghiệp cho nhóm cộng đồng nghèo nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu tại tỉnh Sơn La” do tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới (Đức) và tổ chức Manos Unidas (Tây Ban Nha) tài trợ, ngày 26 và 27/9/2018, tại 2 xã Muổi Nọi và Bon Phặng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, Trung tâm SRD đã tổ chức cho 36 đại diện là người dân, lãnh đạo địa phương tới thăm quan mô hình “Làng nông thuận thiên”. Mô hình hướng đến nền nông nghiệp bền vững thân thiện với môi trường này do tổ chức CIAT Vietnam triển khai tại xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình và xã Mậu Đông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

Theo chia sẻ của người dân, nhiều hoạt động đã và đang được triển khai tích cực trong vùng dự án như canh tác lúa thông minh với khí hậu, sử dụng phân dúi và làm mạ bằng khay; nuôi gà trên nền đệm lót sinh học; tự làm men vi sinh để sử dụng cho đệm lót sinh học; nuôi giun quế để xử lý phân trâu/ bò và chăn nuôi gà; trồng sắn trên đất dốc và trồng cỏ tạo đường băng giữ màu cho đất, chống xói mòn đất… Các hoạt động này được CIAT Vietnam và NOMAFSI tổ chức thực hiện tại thôn Mạ, xã Vĩnh Kiên và thôn 10, xã Mậu Đông của tỉnh Yên Bái.

Dù quy mô của các mô hình này chưa thật sự lớn, nhưng những trải nghiệm thực tế đã giúp các thành viên của đoàn thăm quan học hỏi một số kinh nghiệm để có thể áp dụng tại địa phương họ. Thứ nhất, đó chính là động lực trong việc tiếp tục canh tác lúa thông minh với khí hậu và trồng các loại cây theo hướng sinh thái thuần tự nhiên, không dùng hóa chất diệt cỏ, hóa chất BVTV độc tố cao cũng như phân bón hóa học. Thứ hai, việc tự làm men vi sinh từ men rượu sẽ giúp các hộ gia đình thuộc dự án của SRD chủ động và xử lý tốt hơn phân thải từ gia súc, gia cầm cũng như làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà. Thứ ba, việc nuôi và phát triển giun quế sẽ giúp người dân vừa xử lý được phân thải của gia súc, vừa có nguồn thức ăn giàu đạm cho gia cầm, thủy cầm. Thứ tư, việc trồng xen canh các loại cây cốt khí, cây họ đậu/ lạc trên đất dốc hoặc trong các nương trồng ngô, cà phê và mận sẽ giúp giảm tình trạng rửa trôi đất màu, tạo độ ẩm và cải tạo đất, qua đó, gián tiếp giúp người dân hạn chế phun hóa chất diệt cỏ cháy….

Sau chuyến đi thực tế này, với những trải nghiệm và bài học từ các hoạt động dự án của CIAT Vietnam và NOMAFSI tại Yên Bình và Văn Yên, Trung tâm SRD và các bên liên quan như Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh, UBND huyện Thuận Châu và UBND 2 xã Muổi Nọi và Bon Phặng sẽ tiếp tục trao đổi, thảo luận để vận dụng những biện pháp phù hợp nhất, hài hòa với chính sách phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh Sơn La nói chung và của huyện Thuận Châu nói riêng.

Bài viết yên bái

Đại diện CIAT - người dân và SRD chia sẻ về dự án tại 2 tỉnh Yên Bái và Sơn La.

Bài viết yên bái 1

 

"Theo những gì mà tôi đã được quan sát và thăm quan thì mô hình nuôi giun quế vừa nuôi được giun cho gà ăn, vừa khử mùi và xử lý được lượng phân lớn từ 3 đến 4 con bò thải ra. Lượng đạm trong con giun tốt cho con gà ăn và dùng mùn giun để bón cho cây trồng thì sẽ rất tốt, không phải dùng phân hóa học nữa" – Bạc Thị Hiến, người dân bản Nà Ne, xã Bon Phặng chia sẻ sau khi thăm mô hình nuôi giun quế tại Làng Mạ.

Bài viết yên bái 2

Trước đây dự án SRD đã dạy chúng tôi cách nhân men vi sinh để làm đệm lót sinh học cho gà cũng như xử lý phân trâu bò. Tuy nhiên, hôm nay đi thăm quan tại Làng Mạ thì tôi còn học được nhiều hơn nữa đó là người dân ở đây đã xử dụng men để nấu rượu cùng với cám gạo để ủ men vi sinh rồi làm đệm lót sinh học cho chuồng gà. Cách làm này sẽ giúp tôi và mọi người khác nữa tiết kiệm được một ít tiền nếu phải đi mua men vi sinh ở trên huyện. Nhưng hay hơn là chúng tôi có thể tự mua men rượu và tự làm được, rất dễ.” – Quàng Thị Phương, nông dân bản Nguồng, xã Muổi Nọi đánh giá.

Bài viết yên bái3

Nuôi gà trên nền đệm lót sinh học.

Bài viết yên bái4

“Thăm mô hình nhà anh Kiên. Bản thân anh là người tàn tật cả hai vợ chồng, nhưng anh làm việc rất chăm chỉ vượt lên thoát nghèo. Về nhà, mình sẽ áp dụng vào gia đình mình và sẽ tuyên truyền cho các hộ gia đình khác trong bản làm theo” – Quàng Văn Chương – trưởng bản Kéo Pháy, xã Bon Phặng nhận xét sau khi thăm hộ gia đình anh Kiên ở Làng Mạ áp dụng mô hình chăn nuôi bò và làm vườn tổng hợp.

Bài viết yên bái5-compressed

Người dân Làng Mạ cùng chia sẻ với đoàn thăm quan về cách làm mạ ném và dùng phân dúi khi canh tác lúa thông minh với khí hậu.

Bài viết yên bái6

Thành viên đoàn thăm quan chăm chú nghe, quan sát và ghi chép khi đến thăm mô hình vườn tổng hợp không sử dụng hóa chất diệt cỏ, thuốc BVTV và phân bón hóa học.

Bài viết yên bái7

Thăm mô hình canh tác sắn trên đất dốc và trồng cây cốt khí, trồng băng cỏ để giữ màu cho đất, hạn chế xói mòn đất tại thôn 10, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên.

 

 

 

 

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt