MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Thực hiện các cam kết của Việt Nam trong Thỏa thuận Paris về ứng phó với biến đổi khí hậu

Là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đối khí hậu do đặc thù của vị trí địa lý, Chính phủ Việt Nam và các tổ chức xã hội dân sự trong nước đã thực hiện nhiều nỗ lực để giảm nhẹ tác động của biến đối khí hậu đối với người dân, đặc biệt là các nhóm cộng đồng nghèo và dễ bị tổn thương. Một trong những nỗ lực phải nhắc đến là Việt Nam đã đồng hành với 195 quốc gia tạo nên một Thỏa thuận lịch sử tại Paris (được gọi là Thỏa thuận Paris) tại Hội nghị toàn cầu về Biến đổi khí hậu lần thứ 21 năm 2015. Mặc dù các nhà hoạt động môi trường và các nhà khoa học có nhiều ý kiến bình luận về tác động thực sự của văn bản này, Thỏa thuận Paris vẫn được đánh giá là một trong những dấu mốc quan trọng trong lịch sử thương lượng về việc giảm phát thải khí nhà kính trên quy mô toàn cầu bởi có sự đồng thuận của các quốc gia nhiều tỷ dân như Trung Quốc, hay Ấn Độ, và các quốc gia phát triển khác.

Tính đến tháng 8 năm 2017, 160 quốc gia đã phê chuẩn bản Thỏa Thuận để văn bản có hiệu lực thực hiện tại các quốc gia. Thỏa thuận Paris đã được Việt Nam phê chuẩn và chính thức có hiệu lực từ 4/11/2016.

Vào sáng 29/08/2017, đại diện của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và quốc tế đã tham gia đóng góp ý kiến cho bản kế hoạch thực hiện các cam kết trong Thỏa thuận Paris của Việt Nam tại "Hội Nghị Khu Vực Miền Bắc Triển Khai Thỏa Thuận Paris Về Biến Đổi Khí Hậu". Chính phủ Việt Nam sẽ tập trung vào 5 nhóm nhiệm vụ bao gồm (i) giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, (ii) thích ứng với biến đổi khí hậu, (iii) chuẩn bị nguồn lực, (iv) thiết lập hệ thống công khai, minh bạch và (v) xây dựng hoàn thiện thể chế, chính sách; với 68 dự án chia làm 2 giai đoạn từ 2016 – 2010, và 2021 – 2030 để thực hiện các cam kết.

Tham gia đóng góp ý kiến cho hội nghị, Bà Vũ Bích Hợp Giám đốc Trung tâm Phát triển Nông thôn bền vững (SRD) - thành viên nòng cốt của Nhóm làm việc về Biến đổi khí hậu (CCWG) đồng thời là Chủ tịch Mạng lưới Các tổ chức phi chính phủ Việt Nam làm về Biến đổi khí hậu (VNGO-CC) - đã phát biểu ý kiến và nhấn mạnh "sự tham gia của các NGOs vào tiến trình cập nhật, chỉnh sửa kế hoạch về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hay còn gọi là "Đóng góp quốc gia" từ nay đến năm 2020 cũng như thực hiện "Đóng góp quốc gia" từ 2021 là rất cần thiết, giúp đưa tiếng nói từ cộng đồng đến các cơ quan hoạch định chính sách đồng thời nhân rộng các mô hình thích ứng, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đã thành công". Đại diện Cục Biến đổi Khí hậu rất hoan nghênh khuyến nghị cụ thể của CCWG và VNGO-CC mà bà Hợp đề xuất.

Việc thực hiện Thỏa thuận Paris đánh dấu việc chuyển đổi sang các mô hình sản xuất và tiêu dùng thân thiện với môi trường, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, và thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

NAP 3082017

Bà Vũ Thị Bích Hợp, Giám đốc SRD- thành viên nòng cốt của CCWG và Chủ tịch Mạng lưới VNGO&CC

NAP 2 3082017

Bà Phạm Hoàng Mai, Đại diện VỤ KHGD-TN&MT Bộ KH&ĐT

NAP 3 3082017

Ảnh toàn thể hội thảo sau khi kết thúc phiên họp sáng

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt