MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Toạ đàm “Góp ý xây dựng Dự án luật Đất đai (sửa đổi)"

 

           Ngày 25/9 tại Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp nhiệt đới phối hợp với Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm Nghiệp Việt Nam (VIFA) đã tổ chức chương trình tọa đàm “Góp ý xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi)”. Tham dự Diễn đàn có đại biểu từ các cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ NN và PTNT, Bộ TNMT, các Viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế.

Đại diện Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD), Phó Giám đốc – ông Nguyễn Phú Hùng – đã tham gia và đóng góp ý kiến liên quan đến thực trạng của cộng đồng nông dân đang có những vướng mắc liên quan đến quyền sử dụng đất lâm nhiệp; những mâu thuẫn tiềm ẩn giữa người dân và các công ty lâm nghiệp được giao đất do có sự chồng chéo trong quy hoạch giữa thực tế và bản đồ quy hoạch.

 

oct5-ht2

 

Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2014. Tuy nhiên, qua báo cáo tình hình của các địa phương và ý kiến phản ánh của các tổ chức, cá nhân có liên quan, trong thực tiễn việc thi hành Luật Đất đai vẫn còn gặp những khó khăn, vướng mắc. Đặc biệt, vấn đề quy hoạch sử dụng đất, giao đất nông-lâm nghiệp và tác động đến đời sống của người dân ở vùng nông thôn miền núi rất cần được chú trọng. Bởi vấn đề đó tạo điều kiện cho người dân miền núi có đất để sử dụng sản xuất ổn định lâu dài, sử dụng lao động tại chỗ tham gia quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, nhanh chóng đưa diện tích đất trống đồi trọc vào sử dụng có hiệu quả; góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

 

oct5-ht3

 

Giao đất lâm nghiệp ổn định, lâu dài cùng với các chính sách hỗ trợ sau giao đất lâm nghiệp đã thúc đẩy người dân tham gia trồng rừng nguyên liệu giấy, cung cấp dăm gỗ, sản xuất đồ gỗ gia dụng có thu nhập từ lâm nghiệp chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong nguồn thu của hộ gia đình. Tuy vậy, việc triển khai việc hoàn thiện cơ sở pháp lý cho quyền sử dụng đất của người dân còn chậm, nhiều địa phương số người dân chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn lớn, đất đai còn có sự chồng chéo, dẫn đến tình trạng khiếu kiện.

Các đại biểu cho thấy Luật Đất đai 2013 và Luật Lâm nghiệp 2017 có những điểm chưa đồng nhất: Đối tượng và phạm vi quy hoạch do việc quy định về “đất lâm nghiệp” và “đất tín ngưỡng” tại 2 luật khác nhau, nên dẫn đến số liệu thống kê về đất lâm nghiệp giữa 2 ngành tài nguyên và môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn khác nhau. Luật Đất đai không có khái niệm về “đất rừng”, không đề cập đến “đất lâm nghiệp”, nhưng văn bản hướng dẫn Luật này có đề cập đến khái niệm “đất lâm nghiệp” (Thông tư 28/2014/TT-BTNMT). Điều đó dẫn đến việc ngành tài nguyên và môi trường chỉ coi diện tích đất có rừng và rừng mới trồng là đất lâm nghiệp; các diện tích khác như diện tích được khoanh nuôi phục hội chưa đạt tiêu chí rừng không được coi là đất lâm nghiệp mà coi là đất khác chưa sử dụng. Trong khi đó, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn coi đất lâm nghiệp bao gồm cả diện tích đất chưa có rừng được quy hoạch thành rừng đặc dụng, phục hồi và sản xuất.

 

oct5-ht1

 

Từ những các ý kiến của các đại biểu PGS.TS Triệu Văn Hùng – Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm Nghiệp Việt Nam kết luận một cách tóm tắt Luật Đất đai năm 2013 từ khi ban hành đến nay đã đóng góp rất là tích cực trong công tác quản lý đất đai. Tuy nhiên, Luật Đất đai 2013 vẫn còn một số vấn đề cần phải được xem xét, điều chỉnh để phù hợp với sự phát triển trong giai đoạn mới của đất nước. Các tổ chức chính trị nghề nghiệp, các tổ chức xã hội tham gia xây dựng đóng góp ý kiến để Luật đi vào thực tiễn đạt kết quả cao nhất, giúp ích cho người dân.

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt