MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Phát triển và thử nghiệm khung chỉ số giám sát tác động của VPA-FLEGT đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành gỗ ở Việt Nam

PHÁT TRIỂN VÀ THỬ NGHIỆM KHUNG CHỈ SỐ GIÁM SÁT TÁC ĐỘNG CỦA VPA-FLEGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ NGÀNH GỖ Ở VIỆT NAM. CÁC PHÁT HIỆN CHÍNH VÀ KHUYẾN NGHỊ

 

Nguyễn Việt Dũng, Nguyễn Thanh Hiền, Vũ Thị Bích Hợp, 2020

 

Công ty TNHH MTV Mạnh Triều 3

 

 

Hiệp định Đối tác Tự nguyện về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (VPA-FLEGT) giữa Chính phủ Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) đã bắt đầu có hiệu lực thực hiện từ tháng 6/2019, đặt dấu mốc quan trọng về thành tựu của quá trình đàm phán giữa hai bên được bắt đầu từ năm 2010. Là một trong 15 quốc gia trên toàn cầu, và trong 5 quốc gia ở Châu Á tham gia đàm phán, thực hiện Hiệp định VPA, Việt Nam và EU cùng cam kết hướng đến mục tiêu quản lý bền vững tất cả mọi loại rừng thông qua xây dựng và thực hiện khung pháp lý nhằm đảm bảo tất cả sản phẩm gỗ từ Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU được sản xuất hợp pháp, từ và bằng nguồn gỗ hợp pháp. Để triển khai thực hiện Hiệp định, hai bên đã thành lập một Ủy ban Thực thi Chung (JIC) do lãnh đạo Bộ NN-PTNT và Phái đoàn EU tại Việt Nam đồng chủ trì, có chức năng quản lý, giám sát và đánh giá việc thực thi Hiệp định. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của JIC là thúc đẩy đối thoại và trao đổi thông tin, xem xét giải quyết bất kỳ các vấn đề nào do một bên đưa ra, kể cả từ Nhóm nòng cốt đa bên về thực thi VPA (MSCG) – một thiết chế tham gia của các bên liên quan tại Việt Nam gồm các đại diện của Tổng cục Lâm nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp gỗ, tổ chức xã hội nghề rừng, tổ chức phi chính phủ, cơ quan nghiên cứu và đối tác phát triển. Một số tổ chức thành viên của MSCG đến từ Mạng lưới tổ chức phi chính phủ Việt Nam về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (VNGO-FLEGT) với mối quan tâm chính về cơ chế giám sát thực hiện và tác động của VPA đối với các nhóm được cho là có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi Hiệp định thời gian đầu, như hộ trồng rừng, doanh nghiệp ngành gỗ quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Văn bản Hiệp định không cung cấp các hướng dẫn cụ thể về giám sát tác động, nhưng Khung Thực thi Chung (JIF) cho thấy JIC có trách nhiệm thực hiện Điều 15 để Việt Nam “sẽ có một cơ chế giám sát việc thực thi Hiệp định này” và đảm bảo thực hiện giám sát “một cách minh bạch cùng với sự tham gia của các bên liên quan, bao gồm các tổ chức phi chính phủ, hiệp hội lâm nghiệp, tổ chức công đoàn, cộng đồng địa phương”. Theo Phụ lục IX, tác động trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường của việc thực thi Hiệp định sẽ phải được giám sát và đánh giá (M&E), và dựa vào đó, quyết định các biện pháp phù hợp để giảm thiểu bất kỳ tác động tiêu cực nào có thể phát sinh đối với các nhóm dân tộc thiểu số và cộng đồng địa phương liên quan, các hộ gia đình và ngành công nghiệp gỗ như cam kết tại Điều 16 của Hiệp định.

 

Bối cảnh trên đã thúc đẩy Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) – tổ chức điều phối Mạng lưới VNGO-FLEGT – quyết định lựa chọn phát triển và thử nghiệm khung giám sát tác động của VPA đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) ngành công nghiệp gỗ (CNG) của Việt Nam. Thực hiện trong khuôn khổ dự án Rừng, Quản Trị, Thị trường và Khí hậu (FGMC) do DFID tài trợ (2018 -2021), sáng kiến này hướng đến xây dựng năng lực và thể chế tham gia cho các tổ chức xã hội và các hiệp hội gỗ về giám sát và đánh giá tác động của VPA-FLEGT ở Việt Nam.

 

Vui lòng tham khảo nghiên cứu của chúng tôi ở đây:

Phát triển và thử nghiệm khung chỉ số giám sát tác động của VPA-FLEGT đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành gỗ ở Việt Nam. Các phát hiện chính và khuyến nghị

 

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt