MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

HỘI THẢO SỬ DỤNG HỆ THỐNG QUAN TRẮC BIẾN ĐỘNG LỚP PHỦ THỰC VẬT (TERRA-I) CHO CÁC TCXH VÀ CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

“Sử dụng Hệ thống Terra-I để quan trắc sự thay đổi lớp phủ thực vật gần với thời gian thực là phù hợp với xu hướng của cuộc cách mạng 4.0 hiện nay” đó là khẳng định của ông Nguyễn Khắc Lâm, Phó Ban chỉ đạo chương trình REDD+ tỉnh Nghệ An, Giám đốc Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Nghệ An tại cuộc Hội thảo “Sử dụng hệ thống quan trắc biến động lớp phủ thực vật (Terra-I) cho các TCXH và cộng đồng địa phương” được tổ chức tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An ngày 8 tháng 5 năm 2019. Hội thảo này nằm trong khuôn khổ dự án Trao quyền cho các tổ chức xã hội và cộng đồng địa phương tham gia hiệu quả vào Đề án Giảm phát thải Bắc Trung bộ” do Ngân hàng Thế giới tài trợ thông qua Mạng lưới Nông nghiệp bền vững và tài nguyên thiên nhiên châu Á (ANSAB), Nepal và Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) là đơn vị thực hiện. Tại cuộc Hội thảo các đại biểu đã được giới thiệu về ý tưởng xây dựng Cơ chế Giám sát Độc lập thay đổi rừng sử dụng công nghệ Terra-I cho các TCXH và cộng đồng địa phương (FCIM); điều kiện và khoảng trống để các TCXH và cộng đồng địa phương tham gia giám sát thay đổi rừng; Thiết kế và vận hành của Hệ thống Terra-I. các đại biểu cũng trao đổi về vai trò của các TCXH và người dân trong việc giám sát độc lập thay đổi rừng. Hội thảo đã nhất trí:
• Sự tham gia của các TCXH và người dân vào giám sát xã hội nói chung và giám sát thay đổi rừng nói riêng là cần thiết và phù hợp với các chủ trương của Đảng và nhà nước vì điều đó góp phần nâng cao tính khách quan minh bạch. Tuy nhiên cần có cơ chế để cụ thể hóa sự tham gia này.
• Các cơ quan nhà nước hoan nghênh sự tham gia của các TCXH và cộng đồng địa phương tham gia giám sát quá trình phát triển kinh tế xã hội tại dịa phương. Các TCXH cần thể hiện rõ mong muốn được tham gia và chứng minh mình có đủ năng lực để tham gia giám sát.
• Hệ thống Terra-I phát hiện thay đổi rừng gần với thời gian thực sử dụng dữ liệu sẵn có hoàn toàn miễn phí nên không tốn kém cũng như không có yêu cầu cao về phần cứng. Đây cũng phù hợp với xu hướng của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Tuy nhiên Terra-I cũng yêu cầu nhất định về mặt chuyên môn kỹ thuật để phát triển và kiểm tra bản đồ thay đổi rừng cũng như có đơn vị đầu mối để thường xuyên cập nhật thông tin về thay đổi rừng.
• Hệ thống Terra-I không chỉ phù hợp với các TCXH và cộng đồng địa phương mà còn hữu ích với các cán bộ quản lý các cấp cũng như hệ thống kiểm lâm và chủ rừng qua việc cảnh báo vị trí mất rừng cụ thể từ đó tổ tuần tra bảo vệ rừng, chủ rừng và cán bộ kiểm lâm thực hiện việc tuần tra có định hướng.
Sau hội thảo, Quỹ bảo vệ phát triển rừng Nghệ An sẽ xem xét áp dụng Terra-I trong giám sát chi trả dịch vụ môi trường rừng.

f45d2b59daef3fb166fe

                                                                                           Các đại biểu tham dự hội thảo

c3c7c289333fd6618f2e

                                                                                     Chuyên gia Terra-I giới thiệu về hệ thống

e643877776c1939fcad0

                                      Bà Nguyễn Kim Ngân - Giám đốc Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vũng phát biểu tại hội thảo

40efc8c43972dc2c8563

                                                     Ông Trần Ngọc Tuệ - Trưởng phòng Lâm nghiệp SRD trình bày tại hội thảo

4c9c2623a19544cb1d84

   Ông Nguyễn Khắc Lâm – Giám đốc Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng Nghệ An đánh giá cao những ưu điểm của hệ thống giám sát diễn biến rừng Terra-I

6af515fbe44d0113585c

                               Bà Đào Thị Minh Châu- Đại diện Trung tâm Môi trường và Tài nguyên sinh vật (CEBR) phát biểu tại cuộc họp

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt