MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Nông nghiệp thông minh với khí hậu (CSA) – Thách thức và giải pháp

Nông nghiệp thông minh với khí hậu (Climate Smart Agriculture – CSA) đã trở thành chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều bên liên quan, từ các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, tới các doanh nghiệp,… Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 21 các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP21) tại Paris, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã tham gia trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về chủ đề nông nghiệp thông minh với khí hậu tại diễn đàn “Liên minh toàn cầu nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu”. 

Với mong muốn huy động tổ chức phi chính phủ vào tiến trình thúc đẩy CSA tại Việt Nam trong thời gian tới, ngày 21/12/2015 tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Chương trình hành động thích ứng biến đổi khí hậu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (OCCA) - Bộ NN&PTNT phối hợp với Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) và Mạng lưới VNGO&CC, nhóm CCWG tổ chức hội thảo “Phát triển Nông nghiệp thông minh với khí hậu ở Việt Nam – Thách thức và Giải pháp”. Hội thảo đã thu hút sự tham dự của gần 90 khách mời từ các bộ ban ngành liên quan, các tổ chức phi chính phủ thuộc VNGO&CC, CCWG các cơ quan báo chí truyền thông,… Ông Đinh Vũ Thanh- Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chánh Văn phòng thường trực OCCA và bà Vũ Thị Bích Hợp – Giám đốc SRD, Chủ tịch Ban điều hành VNGO&CC đã chủ trì hội thảo.

Tại hội thảo các đại biểu đã cùng nhau chia sẻ, trao đổi về lợi ích khi triển khai CSA, mức độ triển khai CSA trên thế giới và khu vực ASEAN cơ hội nguồn lực tài chính cho phát triển CSA trong khuôn khổ UNFCCC, các chương trình của các tổ chức UN. Đồng thời, nội dung về những chính sách, chương trình, mô hình thực hành liên quan đến CSA của Việt Nam hiện có cũng đã được chia sẻ.

Những ý kiến, trao đổi, đề xuất của đại biểu để thúc đẩy CSA ở Việt Nam tập trung vào: tăng cường phối kết hợp giữa các bên liên quan (các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp) trong việc thực hiện, nhân rộng các mô hình thực hành CSA; nâng cao năng lực của cán bộ khuyến nông cấp cơ sở; vai trò của truyền thông, đặc biệt là truyền thông thay đổi hành vi; hoạt động chia sẻ thông tin giữa các bên thông qua các diễn đàn, hội thảo;…

Kế hoạch sau hội thảo văn phòng OCCA sẽ phối hợp cùng VNGO&CC, CCWG đưa ra dự thảo về sự phối hợp cụ thể như: xây dựng được một đề án hoặc khung CSA trong phát triển nông thôn; Chọn ra mô hình CSA cho Nông nghiệp Việt Nam bổ sung điều chỉnh để đưa ra mô hình xem xét phổ biến, nhân rộng; đẩy mạnh sự tham gia của các bên có liên quan, sự tham gia của doanh nghiệp, nông dân, cơ quan hoạch định chính sách…

Hội thảo này nằm trong kế hoạch hợp tác điều phối và chia sẻ thông tin về các hoạt động ứng phó với BĐKH của ngành NN &PTNT giữa OCCA, VNGO&CC và CCWG.

Một số hình ảnh của buổi hội thảo:

2112CSAHN

Bà Vũ Thị Bích Hợp - Giám đốc trung tâm SRD đã có bài phát biểu tại hội thảo

2112CSAHN4

2112CSAHN3

Buổi hội thảo đã thu hút nhiều đại diện đến từ các tổ chức khác nhau

"CSA là cách tiếp cận tổng hợp nhằm giải quyết cùng lúc các thách thức liên lĩnh vực về an ninh lương thực và biến đổi khí hậu. CSA được nhìn nhận 3 mục tiêu cùng lúc ở các cấp độ từ canh tác, tới môi trường, hoàn cảnh, từ địa phương tới toàn cầu và thời gian từ ngắn đến dài, đồng thời phải tập trung ưu tiên các đặc thù của quốc gia"

CSA kết hợp 3 trụ cột của  phát triển bền vững:

•       Tăng năng suất và thu nhập một cách bền vững

•       Thích ứng và nâng cao khả năng phục hồi với BĐKH

•       Giảm và/hoặc loại bỏ phát thải khí nhà kính  bất cứ khi nào có thể

Theo FAO (FAO, Hague Conference, 2010)

CSA  trong phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn

CSA workshop 2112

 

-SRD-

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt