Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Việt Nam xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) sang 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. 27 nước thuộc khối liên minh Châu Âu (EU) là thị trường tiêu thụ G&SPG quan trọng, đứng vị trí thứ 5 trong các thị trường (Bộ NN&PTNT, 2020). Trong năm 2021, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang thị trường này đạt 597,76 triệu USD chiếm 4,2% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước, tăng 11,4% so với năm 2020 (Gỗ Việt, 2022). Gỗ nguyên liệu cho chế biến G&SPG xuất khẩu sang thị trường EU là gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng trong nước. Đại dịch covid, lạm phát tại nhiều nước gia tăng, giá xăng dầu thế giới leo thang, ảnh hưởng xung đột quân sự giữa một số nước đã làm tăng giá cước vận tải, làm giảm sức mua, làm tăng hàng tồn kho, làm nhiều đơn hàng bị hủy hoặc kéo dài gây khó khăn cho doanh nghiệp. Đây là những yếu tố dẫn đến phải sử dụng gỗ rừng trồng trong nước để chủ động nguồn cung gỗ nguyên liệu, giảm giá thành sản xuất, hạn chế rủi ro cho chế biến G&SPG xuất khẩu. Nguồn cung gỗ rừng trồng trong nước cho chế biến G&SPG xuất khẩu nói chung và xuất khẩu sang thị trường EU nói riêng chưa đáp ứng yêu cầu về chủng loại, số lượng, chất lượng và kiểm soát nguồn gốc gỗ hợp pháp (VIFORA - SRD, 2021-2022). Để cung ứng gỗ rừng trồng trong nước cho chế biến G&SPG xuất khẩu sang thị trường EU, nhóm nghiên cứu nhu cầu gỗ nguyên liệu dùng cho chế biến G&SPG xuất khẩu sang thị trường EU cho thấy cần phải có các giải pháp chính sách đối với gỗ rừng trồng trong nước bảo đảm về chủng loại, số lượng, chất lượng, đáp ứng yêu cầu về nguồn gốc gỗ hợp pháp.

 

Để biết thêm chi tiết, nhấn vào ĐÂY

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt