Việt Nam đã tham gia Hiệp định thương mại tự do với EU (EVFTA) và nhiều hiệp định khác mở ra cơ hội lớn cho ngành chế biến gỗ tiếp cận các thị trường lớn và tiềm năng với các điều kiện ưu đãi lớn. Tuy nhiên, các thị trường này cũng yêu cầu phía Việt Nam phải thực hiện các cơ chế chinh sách, pháp luật về MT&XH đáp ứng những quy định của Hiệp định EVFTA và VPA- FLEGT.
Do Hiệp định mới ký kết vào tháng 8 năm 2020 và do ảnh hưởng của đại dịch COVID 19, nên cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá về việc thực hiện các vấn đề về MT&XH của các DN sản xuất, kinh doanh và chế biến gỗ. Vì vậy, việc nghiên cứu các vấn đề MT&XH của DN sản xuất, kinh doanh và chế biến gỗ trong chuỗi cung ứng gỗ và mức độ đáp ứng các quy định của Hiệp định là cần thiết.
Vấn đề cần giải quyết trong nghiên cứu này là đánh giá việc thực hiện các chính sách, pháp luật về MT&XH của Việt nam liên quan đến các DN sản xuất, kinh doanh và chế biến gỗ (chủ yếu là các DNNVV) trong chuỗi cung ứng gỗ rừng trồng; đánh giá mức độ đáp ứng với các quy định của Hiệp định EVFTA và VPA- FLEGT và đề xuất một số khuyến nghị về cơ chế, chính sách, giải pháp có liên quan.
Viện QLRBV và chứng chỉ rừng là thành viên của mạng lưới VNGO- FLEGT và đã tham gia nhiều dự án về QLRBV và chứng chỉ rừng, tham gia nghiên cứu nhiều chính sách về lâm nghiệp và có nhiều thành viên với năng lực chuyên môn cao sẽ tham gia các hoạt động nghiên cứu này.
Để tìm hiểu chi tiết về Báo cáo nghiên cứu, vui lòng truy cập tại ĐÂY