MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Hoạt động tập huấn quản lý rác thải nhựa và ô nhiễm nguồn nước tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

Ô nhiễm rác thải nhựa hiện nay đã trở thành vấn đề cấp bách, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học biển. Tại Việt Nam, với hơn 3.260 km đường bờ biển (chưa kể bờ các đảo) trải dài theo hướng Bắc - Nam, trung bình cứ 100 km2 đất liền có 1 km bờ biển. Dọc bờ biển còn có 114 cửa sông, trung bình 20 km có một cửa sông và hơn 50 vịnh, đầm phá. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển, song cũng luôn tiềm ẩn ô nhiễm rác thải. 

rac_nhua_1.jpg

Hiện tại, trên khu vực Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau có 08 tuyến dân cư hiện hữu, với hơn 1.900 hộ dân đã sinh sống ổn định. Do sinh sống thành khu dân cư tập trung nên lượng rác thải nhựa và rác thải sinh hoạt thải ra môi trường rất lớn. Trong khi đó, trên địa bàn xã Đất Mũi chỉ có bãi tập kết rác thải chứ chưa có nhà máy xử lý rác nên mỗi người dân xử lý rác một kiểu. Người có ý thức thì xây hố thu gom để tiêu hủy, người không có ý thức thì vứt ra môi trường, sông rạch. Từ đó gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất và ô nhiễm không khí tại các khu vực dân cư, gây mất vẻ đẹp mỹ quan môi trường.

Trong khuôn khổ hoạt động dự án "Bảo vệ khí hậu và rừng ngập mặn kết hợp với cải thiện thu nhập cho các cộng đồng dễ bị tổn thương" - VM069, trung tâm SRD phối hợp với các đối tác địa phương thực hiện hoạt động tập huấn "Quản lý rác thải nhựa và hạn chế ô nhiễm nguồn nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu" cho thành viên 07 tổ Tự quản lâm nghiệp cấp ấp (VSFMG) tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau trong tháng 06 năm 2022.

rac_nhua_3.jpg

Thông qua hoạt động tập huấn, cộng đồng dân cư nâng cao nhận thức về tác động của ô nhiễm rác thải nhựa, ô nhiễm nguồn nước đối với tình hình sản xuất, đời sống của người dân tỉnh Cà Mau nói chung và người dân tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau nói riêng, nhất là tác động đối với sức khỏe, cảnh quan môi trường và nuôi trồng thủy sản của cộng đồng dân cư. Phân loại rác thải hiện có tại khu vực, biện pháp thu gom, xử lý.

rac_nhua_5.jpg

Thông qua hoạt động tập huấn, thành viên tổ tự quản đã nhận định được tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa, ô nhiễm nguồn nước khu vực đang sinh sống. Các hộ đều cam kết thực hiện việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải, tham gia tích cực của người dân trong việc phối hợp với dự án và cơ quan địa phương thực hiện phân loại, hạn chế rác thải nhựa và bảo vệ nguồn nước.