MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững tổ chức hoạt động Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu khí hậu và tạo thu nhập bền vững cho các cộng đồng dễ bị tổn thương sống phụ thuộc vào rừng ngập mặn (VM077)”

 

Trong tháng 8/2024, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang tổ chức các cuộc họp với thành viên 7 tổ Tự quản lâm nghiệp cấp ấp (VFSMG) để ổn định tổ chức, duy trì hoạt động của tổ trong khuôn khổ dự án VM077 tại xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. 

Thiết kế chưa có tên 1

Các thành viên tổ VFSMG tham gia hoạt động tại Ban quản lý rừng phòng hộ Tam Giang.  

Mục tiêu của các hoạt động nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình phối hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ Tam Giang triển khai các hoạt động quản lý bảo vệ rừng, tham gia dự án, qua đó nhằm nâng cao năng lực và sự liên kết của cộng đồng trong thực hiện bảo vệ và quản lý rừng ngập mặn bền vững. 

Tại cuộc họp, các thành viên đã cùng nhau xem xét và thảo luận về quy chế hoạt động của tổ. Các tổ VFSMG đã tiến hành kiện toàn ban quản lý, gồm 7 tổ trưởng và 7 tổ phó. Ban quản lý mới sẽ chịu trách nhiệm tổ chức, giám sát các hoạt động của tổ và phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý Rừng Phòng hộ Tam Giang cũng như các đối tác liên quan. 

Cũng tại cuộc họp, các tổ VFSMG đã thống nhất sẽ tăng cường tuần tra định kỳ, phối hợp chặt chẽ với BQL RPH và chính quyền địa phương để khắc phục những khó khăn trong hoạt động quản lý rừng ngập mặn. Ban Quản lý Rừng Phòng hộ Tam Giang và chính quyền địa phương cam kết sẽ hỗ trợ tối đa về kỹ thuật, thông tin và nhân lực để giúp các tổ VFSMG khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng. 

5

Đại diện của SRD và Ban Quản lý Rừng Phòng hộ Tam Giang cũng đã đưa ra các giải pháp như: tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có, tìm kiếm thêm các nguồn tài trợ để tăng cường hoạt động bảo vệ rừng ngập mặn. 

Sự tham gia tích cực của thành viên các tổ VFSMG và các đối tác địa phương trong các hoạt động cho thấy cam kết mạnh mẽ trong việc bảo vệ rừng ngập mặn và phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng. Các giải pháp được đề xuất trong cuộc họp và các kỹ năng quản lý được đào tạo trong quá trình tập huấn đã giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về vai trò và trách nhiệm của mình. 

6

Hoạt động có sự tham gia của các chuyên gia. 

Các hoạt động lần này còn có sự tham gia của 56 đại biểu nữ, chiếm 26.54%, là một bước tiến đáng kể trong việc thúc đẩy bình đẳng giới. Vai trò của nữ giới trong việc quản lý rừng và phát triển sinh kế đã được nhấn mạnh và nâng cao trong suốt quá trình họp và tập huấn.  

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực, vẫn còn một số thách thức như nguồn lực tài chính và nhân lực hạn chế trong việc duy trì các hoạt động tuần tra và bảo vệ rừng. Do đó, cần tiếp tục tìm kiếm các nguồn tài trợ bổ sung và phát triển các mô hình hợp tác bền vững để đảm bảo tính bền vững của hoạt động bảo vệ rừng và phát triển sinh kế trong dài hạn.