Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Networking - Centre for Sustainable Rural Development

 

Mạng lưới 


Thừa nhận giá trị của sự hợp tác giữa các tổ chức phi chính phủ cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế, Trung tâm SRD đã tăng cường kết nối, giao lưu liên kết với các mạng lưới và tham gia các hoạt động, sự kiện được tổ chức trong và ngoài nước. Với vai trò là Chủ tịch mạng lưới VNGO – FLEGT và VNGO&CC, SRD đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đưa tiếng nói của SRD và các mạng lưới xã hội dân sự Việt Nam đến những sự kiện, diễn đàn cấp quốc gia, khu vực và quốc tế. 

 

SRD hiện là thành viên tích cực của một số mạng lưới trong nước như: 

  • Mạng lưới các Tổ chức phi chính phủ Việt Nam và BĐKH (VNGO&CC)
  • Mạng lưới các tổ chức NGO Việt Nam về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản (VNGO-FLEGT)
  • Nhóm Công tác về BĐKH (CCWG)
  • Mạng lưới Giới và Phát triển Cộng đồng (GENCOMNET)
  • Mạng lưới các Tổ chức phi chính phủ Việt Nam và Hiệu quả Viện trợ (VNGO&AE)
  • Mạng lưới An ninh Lương thực và Giảm nghèo (CIFPEN)
  • Nhóm Công tác về sự Tham gia của Người dân (PPWG)
  • Nhóm các Tổ chức Xã hội Dân sự về Quản trị và Cải cách Hành chính công (GPAR) 

Hoạt động mạng lưới 2019: 

  • Diễn đàn giám sát quản trị rừng lần thứ 2;
  • Diễn đàn “Vai trò của các tổ chức xã hội trong Kế hoạch Thích ứng với Biến đổi Khí hậu ngành Nông nghiệp”;
  • Tọa đàm “Các tổ chức xã hội ở Việt Nam hướng đến Kế hoạch Quốc gia Thích ứng với Biến đổi Khí hậu”;
  • Hội thảo “Sử dụng hệ thống quan trắc biến động lớp phủ thực vật Terra-I bởi các tổ chức xã hội và cộng đồng địa phương”;
  • Hội thảo “Lấy ý kiến dự thảo khung kế hoạch quốc gia thích ứng biến đổi khí hậu 2021-2030, tầm nhìn 2050”;
  • Hội thảo thường niên các tổ chức xã hội năm 2019;
  • Hội thảo ra mắt báo cáo “Hiện trạng đất đai khu vực sông Mê Kông”;
  • Tham dự sự kiện “Gặp gỡ năm 2019 vì sự hợp tác và phát triển”. 

 

SRD hiện là thành viên tích cực của một số mạng lưới quốc tế như:

  • Ban chỉ đạo Chương trình UN REDD Phase 2
  • Mạng lưới Nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương (APRN)
  • Mạng lưới Hành động Thuốc trừ sâu châu Á – Thái Bình Dương (PANAP)
  • Diễn đàn Thích ứng Mê-Kông
  • Mạng lưới Đổi thay Đông Nam Á về BĐKH (SeaChange)
  • Mạng lưới Reality of Aid
  • Nhóm công tác Lúa gạo Đông Á (EARWG)
  • Diễn đàn Nhân dân Đông Nam Á
  • Diễn đàn Thích ứng với Biến đổi Khí hậu châu Á-Thái Bình Dương
  • Mạng lưới Đổi mới Quản trị
  • SRD được công nhận với tư cách Tổ chức phi chính phủ (NGO) ở UNFCCC, UNCCD và ECOSOC và một số mạng lưới châu Á – Thái Bình Dương và toàn cầu khác 

Hoạt động mạng lưới 2019:  

  • Hội thảo tạo điều kiện thuận lợi môi trường mở rộng toàn cầu (GEF) (ECW) tại Mông Cổ;
  • Hội thảo các nước tiểu vùng sông Mê Kong về vấn đề đất đai tại Myanmar;
  • Đối thoại khu vực chương trình REDD+ tại Nepal;
  • Đối thoại chương trình REDD+ tại Thái Lan;
  • Diễn đàn Thiện nguyện Thế giới lần thứ 4 tại Trung Quốc;
  • Phiên họp Hội nghị các bên lần thứ 14 Công ước chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc tại Ấn Độ;
  • Diễn đàn Nhân dân ASEAN 2019 tại Thái Lan;
  • Tập huấn “Đào tạo các tập huấn viên về vận động chính sách 2.0” tại Thái Lan;
  • Hội thảo lập kế hoạch về lồng ghép giới vào các doanh nghiệp chế biến gỗ vừa và nhỏ” tại Malaysia;
  • Hội thảo về quyền môi trường tại Thái Lan;
  • Tập huấn ABCD tại Philippines;
  • Hội thảo thường niên của ARPN về “Cuộc đấu tranh của nhân dân ở Châu Á Thái Bình Dương trong một thế giới đa cực” tại Thái Lan;
  • Đối thoại toàn cầu Chương trình FCPF tại Wahington DC, Mỹ (tháng 11/2019) do Ngân hàng Thế giới tổ chức. 

Các hoạt động liên minh liên kết và giao lưu quốc tế đã giúp SRD có thêm nhiều cơ hội để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, tìm kiếm, huy động và đa dạng hóa nguồn lực nhằm hoạt động hiệu quả hơn trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng ảnh hưởng sâu sắc đến lĩnh vực phát triển ở Việt Nam và trên toàn thế giới.