MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Trải nghiêm từ chuyến đi đánh giá ảnh hưởng của cơn bão số 11

 

 

 

 

“Khoảng 7 giờ sáng ngày 16, nước lũ đổ về cuồn cuộn. Trong khoảng 30 phút, nước đã ngập lên đến gần bụng, hai vợ chồng chỉ kịp bồng đứa con nhỏ chạy sâu vào trong xóm thoát thân, may những đứa còn lại đi học. Chỉ trong chốc lát, ngôi nhà gỗ 3 gian mà gia đình tôi cư ngụ 15 năm qua và toàn bộ tài sản đã bị lũ quét sạch”.


Anh Trương Mạnh Tứ (40 tuổi),

thôn Làng Chè, xã Sơn Kim 2, Hương Sơn, Hà Tĩnh                                    


                                                                                                                                       

 

Danh gia sau bao 1

 

 

Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 11, ngày 16-17/10/2013, trên địa bàn huyện Hương Sơn và Hương Khê (Hà Tĩnh) đã xảy ra mưa lớn gây ra lũ lụt nghiêm trọng, một số xã của huyện Hương Sơn đã xảy ra lũ quét. Ngày 22/10/2013, Tổ chức Oxfam phối hợp với Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD), Viện Kinh Tế và Quản Lý Thủy Lợi và Trung tâm Phát triển Cộng đồng Hà Tĩnh (HCCD) triển khai đợt khảo sát đánh giá nhanh nhu cầu cứu trợ và phục hồi sớm tại các xã ngập sâu nhất như Phương Mỹ, Phương Đô (Hương Khê), Sơn Thịnh, Sơn Bằng (huyện Hương Sơn) và xã chịu ảnh hưởng của lũ quét Sơn Kim 2 (Hương Sơn).

 

Khi chúng tôi đến Hương Sơn và Hương Khê, nước vừa mới rút hết, lớp bùn đất và rác đã phần nào được thu dọn, nhưng không khó để nhận ra dấu ấn của cơn đại hồng thủy vừa qua. Trên tường của những ngôi nhà, trường học, vẫn còn đó những vệt nước cao từ 2-3 mét so với nền nhà. Những cây cầu dân sinh nặng thì trôi mất 1-2 nhịp cầu, nhẹ thì xói lở móng; bờ sông, đập nước hay mương thủy lợi cũng bị sạt lở nặng. Thân cây khô mục, cành cây và rác rưởi trôi từ đầu nguồn về chất thành từng đống lớn khắp nơi.

 

                   Danh gia sau bao 6

 

 

Danh gia sau bao 2

 

    

Tiếp chúng tôi tại UBND xã Sơn Kim 2, Chủ tịch UBND xã Cao Kỷ Vị với vẻ mặt mệt mỏi và buồn bã cho biết từ bé đến giờ, chưa thấy cơn lũ quét nào kinh hoàng như thế. Chỉ trong vòng mấy chục phút, nước chảy xiết vào làng và gây ngập sâu đến hơn 2 mét. Lũ làm ngập 416 hộ/8 thôn, làm 300 nhà bị thiệt hại nặng, 2 cầu bị đứt hoàn toàn. Theo thống kê, hơn 100 ha chè và 45 ha đất sản xuất bị bồi lấp; trên 100 con trâu, bò, 1.000 con lợn và 2.000 con gia cầm đã chết hoặc bị lũ cuốn trôi. Những hình ảnh hoang tàn, đổ nát ở tâm lũ là thôn Làng Chè nơi có 2 ngôi nhà bị cuốn trôi hoàn toàn và gần 100 hộ bị ngập sâu trong nước, vẫn còn in đậm trong tâm trí chúng tôi.

 

Ở cách nhà anh Tứ không xa, chị Nguyễn Thị Lan (33 tuổi) vừa khóc vừa nói “Nhà em giờ không còn gì nữa! Tài sản tích cóp lâu nay của vợ chồng đã trôi sạch”. Vào sâu hơn trong thôn một chút, chúng tôi gặp bà Lê Thị Gái (62 tuổi) đang đứng bần thần trong ngôi nhà trống hoác. Nghĩ lũ chỉ như mọi năm, bà kê đồ đạc kê lên giường và tủ, nhưng chỉ trong vòng mấy chục phút nước đã ngập hơn hai mét, bốn mẹ con bà cháu chỉ kịp trèo lên chạn nhà để giữ tính mạng. Cả nhà bất lực nhìn lương thực tích cóp và trâu bò trôi đi theo dòng nước. Nhưng điều đau xót nhất là cả bàn thờ và di ảnh của người chồng quá đã bị cuốn trôi bởi trận lũ kinh hoàng.

 

Tại các địa phương chịu ảnh hưởng của lũ, các hộ gia đình đã nhận được nhiều sự quan tâm, trợ giúp của các cơ quan đoàn thể. Chị Lan, anh Tứ và bà Gái đều đều được UBND huyện và nhiều cá nhân, tổ chức trực tiếp đến hỏi thăm và trợ giúp gia đình họ. Ngoài ra, UBND tỉnh đã hỗ trợ giống ngô, rau màu giúp bà con phục hồi các diện tích vụ đông bị thiệt hại. Với những nỗ lực của chính quyền địa phương và tấm lòng hảo tâm của các cá nhân, tổ chức trong cả nước, hi vọng sẽ không có hộ dân nào bị ảnh hưởng ở hai huyện Hương Khê và Hương Sơn phải chịu đói, chịu rét trong vòng vài ba tháng tới và sản xuất ở các địa phương này sớm được phục hồi.

 

 

Dang gia sau bao 4     Danh gia sau bao 3

 

 

Vũ Thế Thường - SRD

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt