MENU TOP TITLE V A Nông nghiệp bền vữngBiến đổi khí hậuHoạt động mạng lướiVận động chính sáchSự kiện

Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

BÁO CÁO: KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG HỘ TRỒNG RỪNG VÀ DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ QUY MÔ NHỎ, SIÊU NHỎ TRƯỚC KHI THỰC THI VPA/FLEGT

Hiệp định đối tác tự nguyện về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản (VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) đã được ký kết. Theo kế hoạch đến đầu năm 2021, VPA sẽ được thực hiện đầy đủ thông qua việc vận hành Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS) và bắt đầu cấp phép FLEGT cho các lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt  Nam xuất khẩu vào EU. Khi VPA được thực hiện thì gỗ và các sản phẩm có nguồn gốc từ gỗ dù bán ra thị trường trong nước hay thị trường quốc tế đều phải đảm bảo gỗ hợp pháp và phải được kiểm soát và quản lý thông qua VNTLAS. Các tác động tích cực và tiêu cực từ VPA là khó tránh khỏi nhưng chưa thể nhìn thấy ngay được, vì vậy cần thực hiện giám sát tác động. Mạng lưới VNGO-FLEGT đã lựa chọn giám sát tác động của VPA tới hai nhóm đối tượng dễ bị tổn thương là nhóm hộ trồng rừng và doanh nghiệp chế biến gỗ quy mô nhỏ, siêu nhỏ ở 4 tỉnh Phú Thọ, Nghệ An, Quảng Nam và Bình Định. Để thực hiện thu thập thông tin hiện trạng về 2 nhóm đối tượng này trước khi VPA được thực hiện, Nhóm khảo đã sử dụng công thức Slovin với độ tin cậy 90% chọn lựa ngẫu nhiên 647 hộ trồng rừng thuộc nhóm hộ dân tộc kinh và nhóm hộ dân tộc thiểu số để phỏng vấn. Nhóm khảo sát cũng đã phỏng vấn 36 DN nhỏ và siêu nhỏ theo qui định tại Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 về DN nhỏ và siêu nhỏ. Bên cạnh đó các số liệu từ hệ thống từ hệ thống quản lý thông tin ngành lâm nghiệp (FORMIS) cũng đã được sử dụng trong quá trình khảo sát. Ba lĩnh vực thu thập thông tin để giám sát tác động là: thu nhập; sự dễ dàng trong kinh doanh; và thị trường. Để giúp các hộ trồng rừng, các DN vừa và nhỏ tiếp cận tốt các cơ hội và giảm thiểu các tác động tiêu cực do VPA mang lại cần có những giải pháp khác nhau, các giải pháp này bao gồm giải pháp về thể chế, chính sách; giải pháp về quản trị rừng, trong đó cần tăng cường vai trò giám sát, phản biện của các tổ chức xã hội. 

Báo cáo này được viết bởi đại diện thành viên mạng lưới VNGO-FLEGT và SRD, trong khuôn khổ Dự án “Các tổ chức xã hội giám sát tác động của Hiệp định Đối tác Tự nguyện trong bối cảnh FLEGT và REDD+” do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) tài trợ trong khuôn khổ Chương trình FAO-EU FLEGT.

Click vào đây để biết thêm thông tin chi tiết.

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt