ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
Hoạt động: 3.1.3.1 Tập huấn ghi chép sổ sách và giám sát
3.1.3.2 Tập huấn làm việc nhóm
2.1.1.1 Chia sẻ kết nối cơ hội nghề nghiệp, việc làm
2.1.2.1 Tập huấn kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm
1. Tổng quát
Nhiệm vụ: |
Xây dựng chương trình, nội dung và thúc đẩy |
Vị trí: |
Thúc đẩy viên |
Thời gian làm việc: |
Quý 4/2024 và quý 1-2/2025 |
Địa điểm làm việc: |
Vùng dự án thuộc huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị |
Đối tượng: |
Thân nhân và NKT là thành viên CLB NKT ở các xã dự án |
2. Bối cảnh:
Kế thừa và nhân rộng kết quả dự án “Nâng cao vị thế Người khuyết tật” được thực hiện tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2019-2022, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững xây dựng dự án “Chúng ta cùng nhau ” tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Dự án đã được Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam phê duyệt theo quyết định số 404/QĐ-LHHVN ngày 12 tháng 06 năm 2023. Dự án có thời hạn từ 07/2022 - 06/2027. Mục tiêu của dự án là: Người khuyết tật tại các xã thuộc huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam, sống độc lập, tự chủ và được thụ hưởng các quyền của mình với vị thế bình đẳng trong xã hội.
Và các kết quả dài hạn gồm:
1. Người khuyết tật đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái cải thiện sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần.
2. Người khuyết tật, bao gồm cả phụ nữ, có năng lực sử dụng hiệu quả các nguồn lực để cải thiện kinh tế.
3. Người khuyết tật, thân nhân và tổ nhóm người khuyết tật chủ động tham gia vào các quyết định chung của cộng đồng, xã hội ở các cấp khác nhau về những vấn đề liên quan đến người khuyết tật.
4. Các bên liên quan nâng cao chất lượng cung cấp và giám sát thực hiện các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật.
Trong khuôn khổ kế hoạch thực hiện dự án “Chúng ta cùng nhau” trên địa bàn huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị năm 2024-2025 có hoạt động tập huấn kỹ năng mềm cho người tham gia, dự án cần tuyển chuyên gia để hỗ trợ cho hoạt động này, nội dung cụ thể như sau:
3. Mục đích và mục tiêu:
Mục đích:
- Xây dựng năng lực cho Ban chủ nhiệm và các thành viên các CLB, có thể quản lý và vận hành câu lạc bộ hiệu quả, tiếp cận cơ hội nghề nghiệp qua kênh online.
- Xây dựng năng lực cho thanh niên và phụ nữ khuyết tật có thể tiếp cận cơ hội nghề nghiệp, việc làm qua các kênh khác nhau, bao gồm cả kênh trực tuyến.
Mục tiêu:
Người tham gia áp dụng vào điều hành và quản lý CLB/Nhóm của mình – tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp; tích cực tham gia quản lý, thực hiện và giám sát hoạt động dự án tại cộng đồng;
Chia sẻ lại cho các thành viên trong CLB NKT và Nhóm cha mẹ TKT của mình để nâng cao năng lực cho các thành viên còn lại;
Các thành viên của CLB NKT và Nhóm cha mẹ TKT có thể hỗ trợ hoặc điều hành CLB/Nhóm khi được phân công.
4. Đối tượng:
- Là thành viên Ban chủ nhiệm CLB NKT và Nhóm cha mẹ TKT, thanh niên và phụ nữ khuyết tật đang tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp, việc làm, mong muốn tham gia tập huấn, có các hoạt động nghề nghiệp/sinh kế liên quan/phù hợp và sẵn sàng làm việc, đóng góp cho CLB NKT và Nhóm;
5. Nội dung: tập trung vào các nội dung sau
- Làm việc nhóm, giao tiếp
- Kỹ năng điều hành cuộc họp;
- Kỹ năng viết biên bản;
- Kỹ năng ghi chép và theo dõi sổ sách thu chi;
- Giám sát hoạt động dự án;
- Kỹ năng chụp ảnh bán hàng online;
- Kỹ năng viết và đăng bài bán hàng online;
- Kỹ năng giao tiếp, trình bày, thương thuyết.
6. Phương pháp:
- Trình bày;
- Trao đổi trực tiếp;
- Thảo luận nhóm;
- Động não.
7. Thời gian, thời lượng và địa điểm:
STT |
Hoạt động |
Số ngày |
1 |
3.1.3.1 Tập huấn ghi chép sổ sách và giám sát |
6 |
2 |
3.1.3.2 Tập huấn làm việc nhóm (2 ngày tập huấn) |
6 |
3 |
2.1.1.1 Chia sẻ kết nối cơ hội nghề nghiệp, việc làm |
6 |
4 |
2.1.1.2 Tập huấn kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm |
6 |
|
Cộng (đã bao gồm thời gian chuẩn bị và báo cáo cho mỗi hoạt động, mỗi tập huấn cần 2 thúc đẩy viên) |
24 ngày |
8. Chi phí: Theo kinh nghiệm, năng lực và định mức của Trung tâm và dự án nhưng không quá 2.500.000đ/ngày.
Ghi chú:
- Chi phí đi lại và tiền ăn ở tại hiện trường sẽ được thanh toán theo thực tế.
- Chi phí cho tập huấn viên nói trên đã bao gồm thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Trung tâm SRD có trách nhiệm thanh toán và nộp thuế TNCN cho tập huấn viên.
9. Báo cáo, giám sát:
- Báo cáo tình hình và kết quả tập huấn cho Dự án sau đợt tập huấn kết thúc (theo mẫu SRD). Báo cáo phải có những đánh giá kết quả đầu vào và kết quả đầu ra, phương pháp và khuyến nghị.
- Cán bộ SRD sẽ hỗ trợ và giám sát lớp tập huấn theo lịch dự kiến.
10. Nhiệm vụ và yêu cầu đối với tập huấn viên
10.1 Nhiệm vụ:
- Chuẩn bị chương trình tập huấn theo nội dung yêu cầu ở mục 5 và phiếu đánh giá đầu ra và đầu ra hoặc phương pháp thu thập thông tin về kết quả thực hiện;
- Thúc đẩy tập huấn tại thực địa theo kế hoạch dự kiến ở mục 7;
- Hoàn thành báo cáo sau mỗi lớp tập huấn.
10.2. Yêu cầu
- Có kinh nghiệm làm tập huấn viên ở nội dung liên quan;
- Linh hoạt trong nội dung và phương pháp tùy theo khả năng của người học;
- Có kỹ năng truyền đạt và kiểm soát thời gian tốt;
- Hiểu rõ các khó khăn của người khuyết tật trong vấn đề tiếp nhận thông tin cũng như thực hành các kỹ năng;
Không có tiền sử về xâm hại trẻ em và cam kết tuân thủ qui định về bảo vệ trẻ em và phòng chống xâm hại và lạm dụng tình dục ở trẻ em (PSEAH)
Hỗ trợ từ SRD
Nhóm cán bộ dự án của SRD sẽ phối hợp chặt chẽ với nhóm tập huấn viên để thực hiện các công việc: bao gồm lập danh sách người tham gia, hỗ trợ tổ chức, liện hệ với địa phương, công tác hậu cần tại thực địa;
Cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết về dự án.