Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

TUYỂN THÚC ĐẨY VIÊN TRUYỀN THÔNG

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

Hoạt động: Truyền thông nâng cao nhận thức về về bảo vệ trẻ em, nhận biết dấu hiệu nguy cơ và biện pháp phòng tránh.

Mã hoạt động gộp gồm 1.1.1.2, 1.2.1.1 và 1.2.1.2

1. Tổng quát

Nhiệm vụ:

Xây dựng chương trình, nội dung và thúc đẩy

Vị trí:                           

Thúc đẩy viên

Thời gian làm việc:

Tháng 5/2024

Địa điểm làm việc:

Vùng dự án thuộc huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

Đối tượng:

Thân nhân và NKT là thành viên CLB NKT ở cácdự án

2. Bối cảnh:

Kế thừa và nhân rộng kết quả dự án “Nâng cao vị thế Người khuyết tật” được thực hiện tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2019-2022, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững xây dựng dự án “Chúng ta cùng nhau” tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Dự án đã được Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam phê duyệt theo quyết định số 404/QĐ-LHHVN ngày 12 tháng 06 năm 2023. Dự án có thời hạn thực hiện từ 07/2022 - 06/2027. Mục tiêu của dự án là: Người khuyết tật tại các xã thuộc huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam, sống độc lập, tự chủ và được thụ hưởng các quyền của mình với vị thế bình đẳng trong xã hội.

Và các kết quả dài hạn gồm:

1. Người khuyết tật đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái cải thiện sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần.

2. Người khuyết tật, bao gồm cả phụ nữ, có năng lực sử dụng hiệu quả các nguồn lực để cải thiện kinh tế.

3. Người khuyết tật, thân nhân và tổ nhóm người khuyết tật chủ động tham gia vào các quyết định chung của cộng đồng, xã hội ở các cấp khác nhau về những vấn đề liên quan đến người khuyết tật.

4. Các bên liên quan nâng cao chất lượng cung cấp và giám sát thực hiện các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật.

Theo kế hoạch dự án “Chúng ta cùng nhau” trên địa bàn huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị năm 2023-2024 có hoạt động Tập huấn về nhận biết dấu hiệu nguy cơ và biện pháp phòng tránh; bảo vệ trẻ em, truyền thông nâng cao nhận thức về phòng tránh xâm hại và phòng ngừa thương tích ở trẻ em và trẻ em khuyết tật, Dự án cần tuyển cán bộ thúc đẩy viên có chuyên môn và kinh nghiệm với các nội dung cụ thể sau:

3. Mục tiêu

3.1. Người tham gia là trẻ em và trẻ em khuyết tật có thể tiếp cận các thông tin phù hợp để nhận biết nguy cơ tiềm ẩn về bạo lực học đường và mạng xã hội;

3.2. Người tham gia được chia sẻ, tư vấn và thực hành kỹ năng nhận biết các nguy cơ tiềm ẩn và cách phòng tránh để có thể áp dụng trong thực tế nhằm bảo vệ an toàn cho bản thân, đồng thời hỗ trợ, hướng dẫn cho người khác cùng xử lý các tình huống khi cần;

3.3. Các thông điệp về phòng phòng chống bạo lực học đường, an toàn trên mạng xã hội được chia sẻ, lan tỏa và thực hành trong nhà trường hướng đến một môi trường sống an toàn cho trẻ em và trẻ em khuyết tật.

4. Phương pháp

Trường TH & THCS Triệu Tài phối hợp cùng Dự án “Chúng ta cùng nhau” – VM075 do Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) phối hợp với UBND huyện Triệu Phong và UBND xã Triệu Tài theo tổ chức hình thức hoạt động ngoại khoá thông qua trao đổi câu chuyện, chia sẻ, trao đổi và thực hành trực tiếp một số tình huống phổ biến trong thực tế về nguy cơ tiềm ẩn về bạo lực học đường và mạng xã hội.

5. Nội dung

1. Kỹ năng nhận diện truyền tải nguy cơ về bạo lực học đường và mạng xã hội;

2. Biện pháp, giải pháp, kỹ năng xử lý, phòng tránh, tự bảo vệ;

3. Thực hành kỹ năng phòng tránh, bảo vệ bản thân và hỗ trợ có thể.

6. Người tham gia và thời gian, địa điểm

6.1. Người tham gia

- Cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm các lớp từ 6-9 thuộc Trường TH&THCS Triệu Tài;

- Học sinh các lớp từ 6-9 thuộc Trường TH&THCS Triệu Tài;

- Thành viên Ban chỉ đạo dự án xã Triệu Tài và nhân viên dự án “Chúng ta cùng nhau.

6.2 Thời gian & địa điểm 

Dự kiến 01 ngày trong tháng 05/2024 tại sân trường Trường TH&THCS Triệu Tài.

7. Chi phí

- Theo định mức chi tiêu và ngân sách dự án cũng như năng lực và thỏa thuận giữa các bên nhưng không quá định mức tối đa là 2,500,000đ/ngày. Dự kiến số ngày tối đa để chuẩn bị và thực hiện hoạt động là 04 ngày.

8. Báo cáo

Sau khi kết thúc hoạt động, thúc đẩy viên viết một báo cáo (theo mẫu SRD) với các nội dung chủ yếu bao gồm: Nội dung, phương pháp đã triển khai và tổng hợp kết quả các ý kiến thu thập được từ tập huấn/chia sẻ/trao đổi, và ý kiến phản hồi từ các bên tham gia. (phiếu đánh giá kết quả từ học viên).

9. Yêu cầu đối với thúc đẩy viên

-   Có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn phù hợp với nội dung, chủ đề hoạt động;

-   Có kinh nghiệm tổ chức, điều hành và tham gia các hoạt động tương tự;

-   Linh hoạt trong nội dung và phương pháp tùy theo khả năng của người tham gia;

-   Có kỹ năng và kinh nghiệm làm việc với trẻ em/học sinh, người khuyết tật; hiểu rõ các khó khăn của người khuyết tật trong vấn đề tiếp nhận thông tin cũng như thực hành các kỹ năng;

-   Không có tiền sử liên quan đến các vấn đề về trẻ em và tuân thủ, ký các qui định của Trung tâm SRD về bảo vệ trẻ em (PSEAH) và đồng ý cho sử dụng thông tin và hình ảnh liên quan đến hoạt động cho mục đích truyền thông của dự án.

10. Hỗ trợ từ SRD

-   Nhóm cán bộ dự án của SRD sẽ phối hợp chặt chẽ với thúc đẩy viên để thực hiện các công việc như hỗ trợ tổ chức, liện hệ với địa phương, công tác hậu cần tại thực địa;

-   Cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết về dự án;

-   Các chuyên gia quan tâm xin gửi CV, thư bày tỏ quan tâm đến địa chỉ This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. chậm nhất ngày 08 tháng 05 năm 2024.

 

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt