ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
Hoạt động tập huấn kỹ thuật nông nghiệp theo phương pháp trực quan kết hợp thực hành tại chỗ
Mã hoạt động 2.2.2.2
1. Tổng quát
Nhiệm vụ: |
Chuẩn bị chương trình, nội dung tập huấn Thúc đẩy tập huấn tại thực địa Viết báo cáo sau tập huấn |
Vị trí: |
Tập huấn viên hỗ trợ kỹ thuật |
Thời gian làm việc: |
10/2023 |
Khu vực làm việc: |
Các xã dự án |
Người tham gia: |
Các hộ được hỗ trợ sinh kế hộ và đang có hoạt động sinh kế tương ứng mong muốn tham gia. |
Báo cáo: |
Trung tâm SRD |
2. Bối cảnh:
Kế thừa và nhân rộng kết quả dự án “Nâng cao vị thế Người khuyết tật” được thực hiện tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2019-2022, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững xây dựng dự án “Chúng ta cùng nhau ” tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Dự án đã được Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam phê duyệt theo quyết định số 404/QĐ-LHHVN ngày 12 tháng 06 năm 2023. Dự án có thời hạn từ 07/2022 - 06/2027. Mục tiêu của dự án là: Người khuyết tật tại các xã thuộc huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam, sống độc lập, tự chủ và được thụ hưởng các quyền của mình với vị thế bình đẳng trong xã hội.
Và các kết quả dài hạn gồm:
1. Người khuyết tật đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái cải thiện sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần.
2. Người khuyết tật, bao gồm cả phụ nữ, có năng lực sử dụng hiệu quả các nguồn lực để cải thiện kinh tế.
3. Người khuyết tật, thân nhân và tổ nhóm người khuyết tật chủ động tham gia vào các quyết định chung của cộng đồng, xã hội ở các cấp khác nhau về những vấn đề liên quan đến người khuyết tật.
4. Các bên liên quan nâng cao chất lượng cung cấp và giám sát thực hiện các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật.
Theo kế hoạch dự án Chúng ta cùng nhau” trên địa bàn huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị năm 2023-2024 có hoạt động Tập huấn kỹ thuật nông nghiệp sử dụng phương pháp cầm tay chỉ việc, thực hành tại chỗ và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội (PTKTXH) địa phương cho các hộ đang có các hoạt động phát triển sinh kế hộ tương ứng và được hỗ trợ phát triển sinh kế hộ trong năm thứ 2. Theo kết quả thảo luận với các CLB tại cuộc họp định kỳ tháng 9 năm 2023, tập huấn được đề nghị tập trung vào kỹ thuật chăn nuôi gà. Do đó, dự án cần tuyển chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ với các nội dung cụ thể ở các phần tiếp theo.
3. Mục tiêu cụ thể:
- Các hộ hưởng lợi được hướng dẫn và nắm bắt các kiến thức kỹ thuật về chăn nuôi Gà để áp dụng vào thực tế đạt hiệu quả.
4. Kết quả mong đợi:
- Ba (03) lớp tập huấn theo Phương pháp lý thuyết kết hợp thực hành tại chỗ (FFS) được tổ chức cho 90 thành viên các CLB, trong đó có các hộ được hỗ trợ sinh kế;
- Người khuyết tật và thân nhân tham gia áp dụng các kỹ thuật đã được học vào thực tiễn có hiệu quả giúp cải thiện sinh kế và nâng cao thu nhập;
- Các hộ đóng góp và chia sẻ sau khi thu hoạch lứa/đợt đầu tiên cho Câu lạc bộ để quay vòng cho các hộ khác theo thống nhất trong cuộc họp CLB định kỳ tháng 9/2023;
- Các hộ thực hiện mô hình kết hợp giữa kiến thức truyền thống và kỹ thuật, tận dụng các nguyên liệu sẳn có để chăn nuôi, trồng trọt theo hướng thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
5. Cơ quan phối hợp triển khai
- UBND các xã hưởng lợi;
- CLB người khuyết tật các xã.
6. Thời gian và địa điểm triển khai
6.1 Thời gian
03 lớp tập huấn dự kiến trong 03 ngày, mỗi lớp một ngày, từ 26/10 đến 10/11 năm 2023. Thời gian cụ thể sẽ được thống nhất giữa các bên tùy vào sự sắp xếp và khả năng tham gia của người dân địa phương.
6.2 Điạ điểm
Thời gian |
Nội dung |
Địa điểm |
1 ngày |
Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi Gà |
Xã Triệu Tài |
1 ngày |
Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi Gà |
Xã Triệu Thành |
1 ngày |
Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi Gà |
Xã Triệu Thuận |
7. Hoạt động và phương pháp cần thực hiện
- Đọc báo cáo tổng hợp đánh giá gia cảnh các hộ của dự án để chuẩn bị tài liệu;
- Xây dựng chương trình, nội dung tập huấn;
- Làm mẫu và hướng dẫn làm chế phẩm vi sinh ứng dụng trong chăn nuôi gà cho người tham gia thực hành và áp dụng thực tế;
- Thúc đẩy tập huấn kỹ thuậtvà hướng dẫn thực hành tại thực địa;
- Phương pháp FFS, phương pháp có sự tham gia;
- Viết báo cáo hoạt động: Báo cáo theo mẫu cần được hoàn tất và gửi Trung tâm SRD trong vòng 5 ngày sau khi hoạt động kết thúc.
8. Chi phí và ngày công
Theo yêu cầu thực tế công việc, thỏa thuận giữa hai bên và định mức của dự án. Tuy nhiên, dự toán có thể tham khảo ở dưới.
Công việc |
Thời gian |
Địa điểm |
Chuẩn bị tài liệu, xây dựng chương trình, nội dung tập huấn, làm mẫu chế phẩm vi sinh |
1 ngày |
Triệu Phong |
Thúc đẩy tập huấn kỹ thuật tại thực địa |
3 ngày |
3 xã dự án |
Làm báo cáo sau tập huấn |
1 ngày |
Triệu Phong |
Tổng cộng |
5 ngày |
|
Chi phí: Theo thỏa thuận giữa hai bên và định mức của dự án nhưng không quá 2.500.000 VNĐ/ngày.
Ghi chú:
- Chi phí đi lại và ăn ở tại hiện trường sẽ được thanh toán theo thực tế.
- Phí chuyên gia sẽ được thanh toán trong vòng năm (05) ngày làm việc ngay sau khi Trung tâm SRD nhận được báo cáo ở mục 7.
9. Yêu cầu về trình độ chuyên môn
- Trình độ bậc đại học trở lên chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, chuyên ngành chăn nuôi - thú y có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, hướng dẫn thực hành;
- Có ít nhất hai năm kinh nghiệm ở nội dung tương tự, kinh nghiệm làm việc với người dân và các nhóm yếu thế tại cộng đồng;
- Không có tiền sử liên quan đến các vấn đề về trẻ em,
- Ưu tiên người có nền tảng và kinh nghiệm làm việc trực tiếp về lĩnh vực người khuyết tật, phát triển sinh kế, hoạt động tổ nhóm cộng đồng (CBO),
- Am hiểu về vùng dự án và người địa phương là một lợi thế.
10. Hỗ trợ từ SRD
- Nhóm cán bộ dự án của SRD sẽ phối hợp chặt chẽ với tập huấn viên để thực hiện công việc (bao gồm hỗ trợ tổ chức, liện hệ với địa phương, công tác hậu cần tại thực địa,);
- Cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết;
- Thanh toán các chi phí.
Các chuyên gia quan tâm xin gửi CV, thư bày tỏ quan tâm đến địa chỉ This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. chậm nhất ngày 19 tháng 10 năm 2023.