Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Tuyển Chuyên gia “Nghiên cứu vấn đề Giới trong hoạt động trồng rừng và chế biến gỗ quy mô nhỏ và siêu nhỏ nhằm giám sát thực thi hiệp định VPA – FLEGT”

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU HOẠT ĐỘNG

Chuyên gia Nghiên cứu vấn đề Giới trong hoạt động trồng rừng và chế biến gỗ quy mô nhỏ và siêu nhỏ nhằm giám sát thực thi hiệp định VPA – FLEGT”

 

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) được ký ngày 19/10/2018, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/06/2019 thể hiện quyết tâm lớn của chính phủ Việt Nam trong thực hiện quản trị rừng cũng như phát triển ngành chế biến gỗ một cách bền vững. Trong quá trình thực hiện, các tác động của VPA-FLEGT đối với sinh kế và sự an toàn của phụ nữ và các nhóm xã hội khác cần được giám sát chặt chẽ. Yêu cầu này đã được đề cập trong Điều 16 của Hiệp định về các biện pháp bảo vệ xã hội: “để giảm thiểu tác động bất lợi có thể xảy ra trong Hiệp định, các bên sẽ đánh giá tác động đối với đời sống người dân tộc thiểu số và cộng đồng địa phương có liên quan, cũng như các hộ gia đình và ngành gỗ”. Để giám sát tác động xã hội, cần các chỉ số liên quan được phân biệt theo giới và dữ liệu phân tách theo giới được thu thập và phân tích một cách có hệ thống. Mặc dù giới không được đề cập cụ thể trong VPA, nhưng một số chỉ số quan trọng trong Định nghĩa hợp pháp về gỗ của Việt Nam (Phụ lục II của VPA) có khía cạnh giới được xây dựng sẵn, phản ánh cách thức mà giới hiện được lồng ghép vào nhiều lĩnh vực pháp luật và quy định liên quan, bao gồm các chỉ số về quyền sử dụng đất và quyền sử dụng rừng, và bộ luật lao động và các quyền phúc lợi xã hội.

Phụ nữ là lực lượng lao động chính trong chuỗi sản xuất lâm nghiệp bao gồm trồng rừng, bảo vệ, sử dụng, chế biến và xuất khẩu gỗ. Trong ngành chế biến gỗ hơn 50% lao động là phụ nữ. Phụ nữ còn đóng vai trò quan trọng trong quản lý và bảo vệ rừng với hơn 10 triệu người sống gần và trong những khu rừng[1]. Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong ngành lâm nghiệp, phụ nữ vẫn đang là đối tượng dễ bị tổn thương trong lĩnh vực này. Nghiên cứu của SRD thực hiện năm 2018 tại 4 tỉnh cho thấy vẫn còn tồn tại sự bất bình đẳng giới về chủ quyền sử dụng đất, về cơ hội việc làm, tiền lương và đào tạo. Tương tự, báo cáo của Edwin Shanks năm 2020[2] cho thấy rằng tình trạng bất bình đẳng giới trong lâm nghiệp Việt Nam vẫn còn tồn tại ở nhiều khía cạnh và tác giả cho rằng cần nhiều hơn các nghiên cứu phân tích dữ liệu ở cấp địa phương để hiểu đầy đủ về giới và các khía cạnh kinh tế - xã hội khác trong các phân đoạn khác nhau của ngành lâm nghiệp.

Vì vậy, trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy quản trị rừng và thương mại gỗ hợp pháp thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu” thực hiện Nghiên cứu vấn đề Giới trong hoạt động trồng rừng và chế biến gỗ quy mô nhỏ và siêu nhỏ nhằm giám sát thực thi hiệp định VPA – FLEGT” để khảo sát nghiên cứu thực địa nhằm thu thập dữ liệu (định tính và định lượng) và phân tích các vấn đề giới trong các hộ trồng rừng và các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ nhỏ và siêu nhỏ (small and micro-enterprises- sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu và đề xuất các chỉ số giám sát tác động của VPA-FLEGT hướng tới bình đẳng giới và quản lý bền vững hơn cho các nông hộ và doanh nghiệp trên thực tế. Các cơ sở chỉ số định lượng và phân tích định tính về giới trong nghiên cứu sẽ góp phần nhằm đảm bảo giám sát tác động xã hội trong Khung giám sát và đánh giá tác động VPA/FLEGT phê duyệt tại Quyết định số 2/2021 của Ủy ban thực thi chung (JIC), cụ thể: (Tác động 1A) việc sử dụng lao động trong các doanh nghiệp cung ứng gỗ tuân thủ các quy định của Chính phủ Việt Nam, bao gồm các cam kết EVFTA; (Tác động 1B) Cải thiện sinh kế của phụ nữ và người dân tộc thiểu số và cộng đồng vùng sâu vùng xa liên quan đến kinh doanh chuỗi cung ứng gỗ và không gây ảnh hưởng đến văn hóa và điều kiện môi trường; và góp phần (Tác động 5C) công khai và cho phép sự tham gia tích cực của các bên liên quan trong giám sát chuỗi cung ứng gỗ và sử dụng trong các báo cáo đánh giá. Các kết quả nghiên cứu đồng thời sẽ góp phần tham chiếu cho các mục tiêu bình đẳng giới trong Hiến pháp 2013 (Điều 26); Luật bình đẳng giới (2006) tại Điều 4 và Điều 6; Luật lâm nghiệp (2017) tại Khoản d, Điều 10, và mục tiêu của “Chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

2. MỤC TIÊU CỦA NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu

Mục tiêu chung:

Khảo sát đánh giá nhằm thu thập cơ sở dữ liệu và xác định các vấn đề bất bình đẳng giới trong các các hộ gia đình trồng rừng và các doanh nghiệp, phân tích nguyên nhân và đưa ra các khuyến nghị nhằm vận động chính sách, đề xuất các chỉ số nhằm hỗ trợ cho giám sát và đánh giá tác động của VPA-FLEGT.

Mục tiêu cụ thể:

-          Xác định và phân tích vai trò giới trong hoạt động trồng rừng và chế biến gỗ;

-          Xác định các vấn đề bất bình đẳng giới và nguyên nhân của vấn đề bất bình đẳng giới trong trồng rừng và chế biến gỗ;

-          Đưa ra các khuyến nghị để vận động chính sách nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong trồng rừng và chế biến gỗ;

-          Đề xuất khung chỉ số nhằm hỗ trợ giám sát và đánh giá tác động về giới và xã hội khi thực hiện VPA-FLEGT.

3. NHIỆM VỤ CỦA CHUYÊN GIA NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này sẽ được thực hiện bởi 1 nhóm chuyên gia gồm 5 người, trong đó có 1 Nhóm trưởng, người sẽ chịu trách nhiệm quản lý và đôn đốc các hoạt động của từng chuyên gia là thành viên nhóm, đảm bảo các thành viên thực hiện đúng và đủ các nhiệm vụ đã được giao. Các chuyên gia phải hợp tác với các thành viên trong nhóm, chịu sự quản lý của Nhóm trưởng và chịu trách nhiệm về kết quả, tính chính xác của thông tin thu thập được.

Nhiệm vụ của chuyên gia trong TOR này cụ thể như dưới đây:

-          Tham gia lập kế hoạch làm việc cho Nhóm chuyên gia;

-          Phối hợp với các thành viên trong nhóm để xây dựng Đề cương và Kế hoạch thực địa

-          Thực hiện tiền trạm để chỉnh sửa Đề cương sau tiền trạm;

-          Phỏng vấn các hộ gia đình trồng rừng;

-          Phỏng vấn các chủ doanh nghiệp và người lao động trong các Doanh nghiệp CB gỗ;

-          Nộp các phiếu phỏng vấn đầy đủ thông tin cho Trưởng nhóm;

4. HOẠT ĐỘNG, THỜI GIAN VÀ KINH PHÍ

Các hoạt động được thực hiện từ 15/02/2022 đến 30/03/2022, thời gian dự kiến hoàn thành từng hoạt động được thể hiện trong bảng dưới đây:

TT

Các hoạt động thực hiện

Thời gian

Số ngày công

1

Xây dựng đề cương

15 - 18/2

1

2

Tiền trạm và chỉnh sửa đề cương sau tiền trạm.

22 – 28/2

3

3

Thực địa, phỏng vấn hộ gia đình và các doanh nghiệp chế biến gỗ tại các xã của 3 huyện Thanh Chương, Quỳ Châu, Nghĩa Đàn

1/3 – 11/3

11

 

Tổng

 

15

SRD sẽ bố trí phương tiện đi lại và hậu cần những ngày làm việc ở hiện trường.

Công tác phí những ngày tại hiện trường: 250.000 VNĐ/ ngày

Công chuyên gia được tính: 1.500.000 VNĐ/ ngày.

5. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CHUYÊN GIA

  • Chuyên môn lĩnh vực Quản lý tài nguyên/ Quản lý môi trường/ Lâm nghiệp;
  • Có kinh nghiệm trên 10 năm trong xây dựng chính sách, đánh giá, nghiên cứu và vận động chính sách, có hiểu biết về VPA/FLEGT và EVFTA;
  • Có mối quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các cấp ở địa phương;
  • Có phương pháp và kỹ năng làm việc với cộng đồng và các bên liên quan;
  • Có nhãn quan và nhạy cảm về Giới/ hoặc đã được đào tạo có kinh nghiệm về giới;
  • Có kỹ năng làm việc nhóm tốt;

6. HỖ TRỢ TỪ SRD

  • Nhóm cán bộ dự án của SRD sẽ phối hợp chặt chẽ với chuyên gia để thực hiện công việc (bao gồm hỗ trợ tổ chức, liện hệ với các bên liên quan, công tác hậu cần, đi lại…);
  • Thanh toán thù lao tư vấn cho chuyên gia;

     Các chuyên gia quan tâm xin gửi CV đến SRD theo địa chỉ email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. trước ngày 21 tháng 1 năm 2022.



[1] VAF - Vietnam Administration of Forestry. Vietnam VPA-FLEGT with EU: Current status and Gender Nexus. Seminar on Gender Equality and Social Inclusion in FLEGT: Policy Prospects and Implications, Ha Noi 30 August 2018.

[2] Edwin Shanks. Situation analysis of Gender and FLEGT in Vietnam, 2020.

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt