Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Tuyển Chuyên gia thúc đẩy hội thảo về Cam kết về môi trường và xã hội tại Hiệp định EVFTA (VM066)

 

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU HOẠT ĐỘNG

Thúc đẩy hội thảo về Cam kết về môi trường xã hội tại Hiệp định EVFTA cơ hội và thách thức trong thực hiện tại ngành lâm nghiệp

1. BỐI CẢNH

Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 01/08/2020 là một trong những Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có các nội dung phi thương mại, đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng các ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam trên thị trường quốc tế, trong đó mở ra các cơ hội lớn về gia tăng  giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tại thị trường lớn Châu Âu, cũng như nhận được những ưu đãi về thuế, đặc biệt trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp ngay sau khi Hiệp định đi vào thực hiện hơn 90% các loại nông sản Việt Nam có thuế xuất về 0% khi xuất khẩu sang chấu Âu cụ thể như 99% các mặt hàng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam được hưởng thuế xuất 0%, chỉ còn 1% giá trị xuất khẩu ở mặt hàng ván sợi, ván dăm và gỗ dán về 0% sau 4-6 năm. Tuy nhiên, các mặt hàng xuất gỗ và sản phẩm gỗ được tiêu thụ tại thị trường Châu Âu thì các doanh nghiệp gỗ Việt Nam phải tuân thủ nghiêm ngặt và đáp ứng được các quy định của VPA/FLEGT.

Cụ thể, chương 13 – Thương mại và Phát triển Bền vững (TSDC) của Hiệp định bao gồm các cam kết của Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) trong việc thực thi các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội, đồng thời đưa ra cơ chế Nhóm tư vấn trong nước (Domestic advisory group – DAG) để tập hợp, trình bày quan điểm, đưa ra khuyến nghị, tư vấn và góp ý đối với việc thực thi và giám sát các cam kết này. Ngày 17/08/2021 nhóm Tư vấn trong nước của Việt Nam đã chính thức được thành lập theo quyết định số 1972/QĐ-BCT của Bộ Công Thương. Thành viên Nhóm DAG Việt Nam bao gồm: (1) Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI, đại diện giới sử dụng lao động); (2) Viện Công nhân và Công đoàn, trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (IWTU, đại diện Người lao động; và (3) Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD). Như vậy, SRD là một trong số ít đơn vị tham gia vào DAG Việt Nam về lĩnh vực môi trường, SRD có trách nhiệm truyền tải thông tin của dự án EVFTA đến các tổ chức xã hội, để họ nắm rõ vai trò của các tổ chức xã hội trong quá trình triển khai thực hiện EVFTA.

Để hiểu rõ hơn về nội dung của Chương thương mại và Phát triển bền vững, cũng như trao đổi về việc hỗ trợ hiệu quả DAG Việt Nam, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững tổ chức tập huấn về “Nội dung Những cam kết về môi trường, xã hội trong Hiệp định EVFTA cơ hội và thách thức trong thực hiện tại ngành lâm nghiệp” với sự hỗ trợ tài chính từ dự án “Thúc đẩy quản trị rừng và thương mại lâm sản bền vững thông qua Hiệp định thương mại tự do giữa CHXHCN Việt Nam và Liên minh Châu Âu”.

2. MỤC TIÊU CỦA HỘI THẢO

2.1. Mục tiêu chung

Nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội trong mạng lưới VNGO-EVFTA và các đơn vị có liên quan về các nội dung cam kết tại Hiệp định EVFTA, những cơ hội và thách thức trong thực thi tại ngành lâm nghiệp Việt Nam

2.2. Mục tiêu cụ thể

  • Tổ chức một lớp tập huấn cho khoảng 40 người thuộc các tổ chức xã hội, chính phủ với các nội dung bao gồm:
  • Chia sẻ thông tin về các văn bản và quy định có tính bắt buộc Việt Nam về các tiêu chuẩn môi trường xã hội trong các doanh ngiệp nói chung và doanh nghiệp lâm nghiệp nói riêng;
  • Đánh giá thực trạng môi trường, xã hội tại các doanh nghiệp Lâm nghiệp Việt NamCác cam kết về Môi trường, xã hội trong chương Thương mại và Phát triển bền vững trong Hiệp định EVFTA;
  • Vấn đề người lao động trong các doanh nghiệp lâm nghiệp tuân thủ chương 13 của Hiệp định EVFTA;
  • Vấn đề bình đẳng giới trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ chế biến, xuất khẩu lâm sản;

SRD cần tuyển 01 chuyên gia cao cấp có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn thúc đẩy hội thảo tập huấn như sau:

3. NHIỆM VỤ CỦA CHUYÊN GIA THÚC ĐẨY

Chuyên gia sẽ chịu trách nhiệm cụ thể như sau:

  • Phối hợp với cán bộ chương trình của SRD xây dựng mục tiêu, nội dung, kết quả mong đợi và chương trình hội thảo tập huấn;
  • Chuẩn bị các nội dung cần thiết để thúc đẩy hội thảo tập huấn đáp ứng đúng theo mục tiêu và kết quả mong đợi;
  • Xây dựng chương trình thảo luận và thúc đẩy đại biểu tham gia vào các hoạt động của hội thảo;
  • Thúc đẩy hội thảo tập huấn theo đúng chương trình đã xây dựng.

4. KẾT QUẢ MONG ĐỢI

-          Một bản đề cương nhiệm vụ và chương trình hội thảo được xây dựng;

-          Thúc đẩy hội thảo đúng theo đúng nội dung và chương trình;

-          Xây dựng biên bản cuộc họp cùng với cán bộ của chương trình SRD.

-          Đưa ra những góp ý chi tiết các kết quả nghiên cứu, các khuyến nghị có phù hợp với mục tiêu và kết quả đề ra của nghiên cứu không?

5. CÁC HOẠT ĐỘNG THỜI GIAN THỰC HIỆN

Các hoạt động được thực hiện từ 28/03/2022 đến 1/04/2022, thời gian dự kiến hoàn thành từng hoạt động được thể hiện trong bảng dưới đây:

Ngày/Date

Hoạt động/ Activities

Địa điểm/Place

Số ngày/ Days

29/3/2022

Thảo đôi với SRD xây dưng chương trình và nội dung điều hành hội thảo

Hà Nội

0.5

30/3/2022

Điều hành và thúc đẩy hội thao tập huấn

Xuân Mai

01

 

Tổng

1.5

 

6. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CHUYÊN GIA

  • Chuyên môn và kinh nghiệm về lĩnh vực lâm nghiệp, quản lý tài nguyên, giới và những lĩnh vực liên quan;
  • Có kinh nghiệm điều hành và thúc đẩy hội thảo, cuộc họp về lĩnh vực lâm nghiệp
  • Có chuyên môn và kinh nghiệm trong các hoạt động liên quan đến VPA/FLEGT.
  • Có kỹ năng làm việc theo nhóm;
  • Có mối quan hệ tốt với các đối tác.
  • 7. HỖ TRỢ TỪ SRD
  • Nhóm cán bộ dự án của SRD sẽ phối hợp chặt chẽ với chuyên gia để thực hiện công việc (bao gồm hỗ trợ tổ chức, liện hệ với các bên liên quan, công tác hậu cần,…);
  • Cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết;
  • Thanh toán thù lao tư vấn cho chuyên gia;

Các chuyên gia quan tâm xin gửi CV, thư bày tỏ nguyện vọng đến địa chỉ This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. chậm nhất trước ngày 21 tháng 3 năm 2022

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt