ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU HOẠT ĐỘNG
Tuyển chuyên gia thực hiện, trình bày nghiên cứu về cam kết môi trường và xã hội trong bối cảnh thực hiện Hiệp định EVFTA
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày 1/8/2020. EVFTA là Hiệp đinh thương mại thế hệ mới đây sẽ là cơ hội lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giảm thuế xuất nhập khẩu tạo lợi thế cạnh tranh, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, lâm, thủy sản là những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh. Hiệp định EVFTA sẽ tạo cơ hội cho tự do hoá thương mại các sản phẩm gỗ. Do là Hiệp định thương mại thế hệ mới nên việc thực thi hiệp định luôn đi kèm với các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội, an toàn thực phẩm tiêu chuẩn lao động…
Trong khuôn khổ chương 13 của Hiệp định EVFTA Thương mại và Phát triển bền vững (TSD) vai trò của các tổ chức xã hội (TCXH) được khẳng định trong tiến trình giám sát thực hiện Hiệp định, trong khi các tổ chức xã hội tại Việt Nam còn yếu về năng lực, do vậy Liên minh Châu Âu (EU) đã hỗ trợ Việt Nam thông qua Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) thực hiện “Dự án Thúc đẩy quản trị rừng và thương mại gỗ hợp pháp trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)” nhằm nâng cao năng lực và thúc đẩy sự tham gia tích cực của các Tổ chức xã hội (TCXH) vào tiến trình thực hiện EVFTA tại Việt Nam.
Dự án ngoài việc có trách nhiệm hỗ trợ nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội khác đang thực hiện các nghiên cứu nhằm cập nhật, xem xét tình hình triển khai Hiệp định EVFTA tại Việt Nam như các vấn đề liên quan đến quản trị rừng, xuất khẩu lâm sản bền vững, các biện pháp chống buôn bán gỗ bất hợp pháp, và tác động của EVFTA đến môi trường xã hội tại các doanh nghiệp chế biến xuất nhập khẩu lâm sản Việt Nam để cung cấp thông tin cho Nhóm tư vấn trong nước (DAGs) của EVFTA từ góc độ các TCXH. Để có cái nhìn đa chiều và hỗ trợ Dự án thực hiện các nghiên cứu một cách hiệu quả nhất, Dự án hỗ trợ tài chính cho 3 đối tác thứ ba - là các TCXH chịu trách nhiệm thực hiện các nghiên cứu đánh giá tổng quan, thu thập số liệu tại hiện trường để phát hiện ra các vấn đề còn tồn tại trong hệ thống quản trị rừng, trong chuỗi sản xuất, cung ứng gỗ, trong các vấn đề về môi trường, xã hội trực tiếp, gián tiếp liên quan với chuỗi cung ứng trong bối cảnh Việt Nam đang thực thi Hiệp định EVFTA, từ đó đề xuất các khuyến nghị chính sách, phối hợp với DAG tham vấn cho các cơ quan quản lý Nhà nước như Bộ Nông nghiệp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương và các cơ quan địa phương như Sở NN&PTNT các tỉnh trọng điểm trong chuỗi cung ứng gỗ, đồng thời cung cấp thông tin đầu vào , cho nhóm DAGs đề xuất các khuyến nghị lên Ủy ban thực thi chung (JIC).
Ba lĩnh vực ưu tiên cho nghiên cứu:
1.Lĩnh vực ưu tiên 1 (FP): Nhu cầu về gỗ rừng trồng xuất khẩu trong bối cảnh Hiệp định EVFTA và cam kết VPA;
2.Lĩnh vực ưu tiên 2 (LTP): Đất lâm nghiệp, cơ chế chính sách liên quan đến đất lâm nghiệp, đặc biệt liên quan đến các cộng đồng dân tộc;
3.Lĩnh vực ưu tiên 3 (EV): Các vấn đề môi trường và xã hội của doanh nghiệp, công ty sản xuất, kinh doanh và chế biến gỗ trong chuỗi cung ứng gỗ.
Ba lĩnh vực nghiên cứu đã được thực hiện bởi ba tổ chức xã hội (TCXH) theo các tiêu chí và yêu cầu của SRD đặt ra, tuy nhiên, để các kết quả nghiên cứu đạt được hiệu quả tốt nhất và đóng góp phần nào vào xây dựng chính sách của các cơ quan Nhà nước liên quan và khuyến nghị lên Ủy ban thực thi chung (JIC).
Trong khuôn khổ dự án, SRD phối hợp với Đại học Lâm nghiệp tổ chức hội thảo tập huấn “Nội dung Những cam kết về môi trường và xã hội trong Hiệp định EVFTA: Cơ hội và Thách thức trong thực hiện tại ngành lâm nghiệp”. Vì vậy, SRD cần tuyển chuyên gia thực hiện và trình bày nghiên cứu với nội dung chi tiết như sau:
2. MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ MONG ĐỢI
2.1. Mục tiêu
Mục tiêu chung:
Trình bày nghiên cứu và đóng góp ý kiến nhằm nâng cao năng lực cho các đơn vị có liên quan về các nội dung cam kết tại Hiệp định EVFTA, những cơ hội và thách thức trong thực thi tại ngành lâm nghiệp Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
2.2 Kết quả mong đợi
3. CÁC HOẠT ĐỘNG THỜI GIAN THỰC HIỆN
Các hoạt động được thực từ tháng 25/03/2022 đến 30/03/2022, thời gian dự kiến hoàn thành từng hoạt động được thể hiện trong bảng dưới đây:
STT |
Các hoạt động thực hiện |
Thời gian |
1 |
Chuẩn bị bài trình bày với nội dung liên quan đến các vấn đề môi trường và xã hội trong Hiệp định EVFTA |
25/03 – 28/03/2022 |
2 |
Trình bày nghiên cứu với nội dung liên quan đến các vấn đề môi trường và xã hội trong Hiệp định EVFTA |
30/03/2022 |
Mức phí trả cho chuyên gia là 2.500.000VNĐ/ngày. Mức phí trên đã bao gồm thuế TNCN.
4. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CHUYÊN GIA
5. HỖ TRỢ TỪ SRD
Chuyên gia quan tâm xin vui lòng gửi CVs đến địa chỉ This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. muộn nhất vào ngày 14/03/2022