ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
Một nhóm 2 chuyên gia trong nước thực hiện đánh giá nhu cầu và khả năng cung cấp nước sinh hoạt tại 4 xã Muổi Nọi, Bon Phặng, Chiềng Pha và Nậm Lầu
1.Tổng quát
Nhiệm vụ: |
|
Vị trí: Tư vấn/chuyên gia trong nước
Thời gian làm việc: Tháng 3/2022.
Tổng số ngày làm việc 34 ngày làm việc với 2 chuyên gia (mỗi người 17 ngày, bao gồm 9
ngày đánh giá tại hiện trường và 8 ngày chuẩn bị tài liệu, công cụ
và viết báo cáo)
Khu vực làm việc: Địa điểm: Văn phòng SRD và 4 xã Muổi Nọi, Bon Phặng, Nậm Lầu và xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
Đơn vị: Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD)
Báo cáo: Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD)
2.Bối cảnh
Sơn La là một tỉnh miền núi nghèo kém phát triển ở Tây Bắc Việt Nam, giáp biên giới với Lào. Sơn La cách Hà Nội 350 km với dân số khoảng 1,2 triệu người, trong đó 87% là ở khu vực nông thôn và khoảng 94% là người dân tộc thiểu số. Sơn La có khí hậu núi nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, khô và mùa hè nóng bức, lượng mưa cao. Tỉnh này có địa hình rất đa dạng với nhiều tiểu vùng khí hậu, hệ sinh thái động thực vật đa dạng, và nguồn gen quý hiếm.
Huyện Thuận Châu nằm ở phía tây tỉnh Sơn La với dân số khoảng 147.100 người sinh sống tại 1 thị trấn và 29 xã. Người dân trong huyện chủ yếu là đồng bào thiểu số sống và các hoạt động sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào các sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp.
Các xã Muổi Nọi, Bon Phặng, Nậm Lầu và Chiềng Pha thuộc huyện Thuận Châu đã được lựa chọn cho dự án này do có tỷ lệ hộ nghèo cao, chịu tác động rất lớn bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan như sương muối, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán… và phần lớn dân số là người Thái. Các mức độ đa dạng sinh học nông nghiệp ở các xã này đã giảm đi trong những năm gần đây. Nông dân tại 4 xã này đang ngày càng chịu tác động gia tăng của biến đổi khí hậu.
Tác động kết hợp của nắng nóng, hạn hán và lượng mưa thấp trong những năm trở lại đây tại 4 xã dự án đã, đang và sẽ ảnh hưởng tới i) mùa vụ trồng và các loại cây trồng, ii) nhu cầu nước cho sinh hoạt và sản xuất của người dân, iii) sự phát triển và lây lan các loại sâu bệnh hại và iv) sự phân bổ theo địa hình của nông nghiệp. Sự thiếu hụt nước đang trở nên nặng nề hơn do tình trạng quản lý và cơ sở hạ tầng liên quan đến nước sinh hoạt và nước sản xuất của địa phương hiện còn nhiều việc cần cải thiện.
Từ tháng 01/2021 đến tháng 12/2023, dự án "Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp tại vùng núi cao Tây Bắc” do tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới tài trợ, được Trung tâm SRD thực hiện và phối hợp với UBND huyện Thuận Châu, Chi cục Trồng trọt và BVTV và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La triển khai các hoạt động tại 4 xã gồm Muổi Nọi, Bon Phặng, Nậm Lầu và Chiềng Pha, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
Trong năm 2021, dự án đã tiến hành một đánh giá về cung cầu nước tại 16 bản tham gia dự án. Sau đánh giá, kết quả từ báo cáo của chuyên gia cho thấy các hộ đồng bảo tại các bản dự án hầu hết là bà con dân tộc Thái, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo rất cao, nguồn thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp nên khả năng tự đầu tư tài chính cho hệ thống dẫn nước và dự trữ nước thấp. Về hiện trạng hệ thống cung cấp nước hầu hết đã được Nhà nước xây dựng trước năm 2000, ở một số bản trong 1 vài năm gần đây được cải tạo nâng cấp cải tạo và quản lý điều tiết khá tốt nên hiện đang còn sử dụng chung được cho cả bản (các bản Noong Ỏ xã Bon Phặng, Ngà Phát và Trọ Phạng xã Chiềng Pha). Tuy nhiên, tình hình chung là các hệ thống cấp nước này đều đã xuống cấp nặng và có công suất nhỏ so với quy mô hộ và dân số hiện tại của các bản dự án. Tình trạng thiếu nước phổ biến ở tất cả các bản dự án, khả năng cung cấp nước hiện chỉ đáp ứng khoảng ½ nhu cầu sinh hoạt của hộ. Vấn đề thiếu nước đặc biệt là với nhóm hộ nghèo không đủ khả năng xây/mua bể/ téc dự trữ nước, có nhiều hộ phải đi xin nước ăn uống của họ hàng hoặc hàng xóm để sử dụng. Nhiều hộ phải dùng nước ao hồ không đảm bảo vệ sinh để tắm giặt, có 01 bản phải dùng cả nước hồ để ăn uống. Tình trạng lắp đặt đường ống dẫn nước tự phát, chưa có quy chế quản lý rõ ràng là phổ biến ở các bản dự án và là nguyên nhân dẫn đến sử dụng và quản lý nước không hiệu quả như để nước chảy tự do, trộm nước, trộm phá đường ống gây mâu thuẫn ngầm trong cộng đồng. Mong muốn của đại đa số người dân trong các bản là có công trình cấp nước tập trung đồng thời với việc phải thành lập Hội người dùng nước và xây dựng quy chế tổ chức quản lý hiệu quả với chế tài rõ ràng để đảm bảo sử dụng nước công bằng, hiệu quả và bền vững.
Nhằm tiếp tục có những thông tin mới hơn để cải thiện hệ thống quản lý và sử dụng nước sinh hoạt một cách hợp lý hơn, trước những tác động ngày càng bất lợi của thời tiết, của BĐKH, dự án sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động “Đánh giá nhu cầu và nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân tại 4 xã dự án”. Từ hoạt động này, Trung tâm SRD cần tìm 02 chuyên gia để thực hiện hoạt động, trong đó gồm 1 chuyên gia về nước và 1 chuyên gia về KT – XH. Thông tin cụ thể về hoạt động đánh giá như sau:
3. Mục tiêu và kết quả mong đợi
a)Đánh giá thực trạng các hệ thống nước sinh hoạt, các mó nước/ khe nước và khả năng trữ nước, sử dụng nước của người dân tại 4 xã dự án;
b)Phát hiện được những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và những thách thức trong vấn đề quản lý và sử dụng nguồn nước sinh hoạt của người dân và các bên liên quan;
c)Đề xuất những giải pháp khả thi với các bên liên quan tại UBND huyện Thuận Châu, UBND 4 xã dự án nhằm cải thiện hệ thống cung cấp nước, cũng như giúp người dân có cách quản lý và sử dụng nước hiệu quả;
d)Hoàn thiện một báo cáo đánh giá cho SRD cùng các bên liên quan và người dân tham chiếu trong quá trình quản lý và sử dụng nguồn nước sinh hoạt.
4. Nhiệm vụ và trách nhiệm của tư vấn
Để thực hiện được các mục tiêu và mong đợi trên, tư vấn/ chuyên gia cần phải thực hiện những hoạt động sau:
a)Lên kế hoạch, đề cương, phương pháp, công cụ đánh giá;
b)Phối hợp cùng cán bộ, quản lý dự án để thống nhất đề cương, nội dung, phương pháp, công cụ đánh giá;
c)Hoàn thiện chương trình, nội dung, phương pháp và công cụ đánh giá;
d)Trực tiếp đánh giá tại 4 xã;
e)Viết và hoàn thiện báo cáo đánh giá.
5. Phương pháp
Sử dụng phương pháp đánh giá, thu thập thông tin có sự tham gia, huy động và thúc đẩy tối đa sự tham gia của người dân;
6. Chương trình đánh giá và kinh phí
6.1 Chương trình làm việc dự kiến.
Chương trình làm việc dự kiến cho 2 chuyên gia như sau:
TT |
Hoạt động |
Số ngày làm việc cho chuyên gia về nước |
Số ngày làm việc cho chuyên gia KT-XH |
Sản phẩm |
1. |
Thảo luận xây dựng đề cương, nội dung, công cụ, phương pháp cho đánh giá |
01 ngày |
01 ngày |
Đề cương, chương trình chi tiết hoạt động, bộ công cụ đánh giá |
2. |
Xây dựng chương trình, công cụ, phương pháp đánh giá |
02 ngày |
02 ngày |
|
3. |
Họp với cán bộ dự án và quản lý dự án SRD để thống nhất, hoàn thiện những công cụ, phương pháp và kế hoạch đánh giá |
01 ngày |
01 ngày |
Bộ số liệu điều tra hiện trường |
4. |
Thực hiện đánh giá tại thực địa |
09 ngày |
09 ngày |
|
5. |
Xử lý số liệu, viết và hoàn thiện báo cáo đánh giá, trình bày kết quả với các bên liên quan |
04 ngày |
04 ngày |
Báo cáo Đánh giá nhu cầu và khả năng cung cấp nước sinh hoạt tại 4 xã Muổi Nọi, Bon Phặng, Chiềng Pha và Nậm Lầu; kiến nghị, đề xuất lên UBND huyện. |
|
Tổng số ngày làm việc có tính phí |
17 ngày |
17 ngày |
|
6.2 Kinh phí
Chuyên gia sẽ làm việc trong tháng 03 năm 2022 và cung cấp báo cáo kết quả cuối cùng cho SRD vào ngày 31/03/2022.
Tổng thời gian làm việc của hai chuyên gia dự kiến là 34 ngày với thù lao tối đa là 3,000,000đ/ ngày (đã bao gồm thuế TNCN).
Ghi chú:
Ăn, ở, đi lại tại thực địa sẽ do dự án chi trả theo thực tế và qui định của Trung tâm SRD.
7. Yêu cầu đối với Chuyên gia:
8. Sản phẩm giao nộp
1/ Báo cáo đánh giá
2/ Dự thảo văn bản kiến nghị, đề xuất lên UBND huyện
9. Hỗ trợ từ SRD
10. Thông tin liên hệ.
Chuyên gia quan tâm xin gửi hồ sơ đến: Bùi Quốc Quân theo email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. (cc: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ) trước ngày 01 tháng 03 năm 2022
Hồ sơ chuyên gia gồm:
• CVs;
• Đề cương, kế hoạch, nội dung, phương pháp và công cụ thực hiện đánh giá.