Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Tuyển Chuyên gia đóng góp ý kiến cho kết quả của nghiên cứu (VM066)

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU HOẠT ĐỘNG

Tuyển chuyên gia đóng góp ý kiến cho kết quả của nghiên cứu

 

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày 1/8/2020. EVFTA là Hiệp đinh thương mại thế hệ mới đây sẽ là cơ hội lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giảm thuế xuất nhập khẩu tạo lợi thế cạnh tranh, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, lâm, thủy sản là những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh. Hiệp định EVFTA sẽ tạo cơ hội cho tự do hoá thương mại các sản phẩm gỗ. Do là Hiệp định thương mại thế hệ mới nên việc thực thi hiệp định luôn đi kèm với các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội, an toàn thực phẩm tiêu chuẩn lao động…

Trong khuôn khổ chương 13 của Hiệp định EVFTA Thương mại và Phát triển bền vững (TSD) vai trò của các tổ chức xã hội (TCXH) được khẳng định trong tiến trình giám sát thực hiện Hiệp định, trong khi các tổ chức xã hội tại Việt Nam còn yếu về năng lực, do vậy Liên minh Châu Âu (EU) đã hỗ trợ Việt Nam thông qua Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) thực hiện “Dự án Thúc đẩy quản trị rừng và thương mại gỗ hợp pháp trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)” nhằm nâng cao năng lực và thúc đẩy sự tham gia tích cực của các Tổ chức xã hội (TCXH) vào tiến trình thực hiện EVFTA tại Việt Nam.

Dự án ngoài việc có trách nhiệm hỗ trợ nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội khác đang thực hiện các nghiên cứu nhằm cập nhật, xem xét tình hình triển khai Hiệp định EVFTA tại Việt Nam như các vấn đề liên quan đến quản trị rừng, xuất khẩu lâm sản bền vững, các biện pháp chống buôn bán gỗ bất hợp pháp, và tác động của EVFTA đến môi trường xã hội tại các doanh nghiệp chế biến xuất nhập khẩu lâm sản Việt Nam để cung cấp thông tin cho Nhóm tư vấn trong nước (DAGs) của EVFTA từ góc độ các TCXH. Để có cái nhìn đa chiều và hỗ trợ Dự án thực hiện các nghiên cứu một cách hiệu quả nhất, Dự án hỗ trợ tài chính cho 3 đối tác thứ ba - là các TCXH chịu trách nhiệm thực hiện các nghiên cứu đánh giá tổng quan, thu thập số liệu tại hiện trường để phát hiện ra các vấn đề còn tồn tại trong hệ thống quản trị rừng, trong chuỗi sản xuất, cung ứng gỗ, trong các vấn đề về môi trường, xã hội trực tiếp, gián tiếp liên quan với chuỗi cung ứng trong bối cảnh Việt Nam đang thực thi Hiệp định EVFTA, từ đó đề xuất các khuyến nghị chính sách, phối hợp với DAG tham vấn cho các cơ quan quản lý Nhà nước như Bộ Nông nghiệp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương và các cơ quan địa phương như Sở NN&PTNT các tỉnh trọng điểm trong chuỗi cung ứng gỗ, đồng thời cung cấp thông tin đầu vào , cho nhóm DAGs đề xuất các khuyến nghị lên Ủy ban thực thi chung (JIC).

Ba lĩnh vực ưu tiên cho nghiên cứu:

  1. 1.Lĩnh vực ưu tiên 1 (FP): Nhu cầu về gỗ rừng trồng xuất khẩu trong bối cảnh Hiệp định EVFTA và cam kết VPA;
  2. 2.Lĩnh vực ưu tiên 2 (LTP): Đất lâm nghiệp, cơ chế chính sách liên quan đến đất lâm nghiệp, đặc biệt liên quan đến các cộng đồng dân tộc;
  3. 3.Lĩnh vực ưu tiên 3 (EV): Các vấn đề môi trường và xã hội của doanh nghiệp, công ty sản xuất, kinh doanh và chế biến gỗ trong chuỗi cung ứng gỗ.

Ba lĩnh vực nghiên cứu đã được thực hiện bởi ba tổ chức xã hội (TCXH) theo các tiêu chí và yêu cầu của SRD đặt ra, tuy nhiên, để tiếp tục hoàn thiện các kết quả nghiên cứu, SRD cần tuyển chuyên gia đóng góp ý kiến về mặt chuyên môn cho các kết quả của nghiên cứu với nội dung chi tiết như sau:

2. MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ MONG ĐỢI

2.1. Mục tiêu

Mục tiêu chung:

Đánh giá, phản biện và góp ý cho các kết quả và sản phẩm của nghiên cứu nhằm đảm bảo sản phẩm cuối cùng của nghiên cứu đạt được hiệu quả nhất và đóng góp vào việc xây dựng các chính sách của các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan đến quản trị rừng và thương mại gỗ bền vững.

Mục tiêu cụ thể:

  • Đánh giá các các kết quả nghiên cứu có đáp ứng mục tiêu, phương pháp, kết quả mong đợi của nghiên cứu đề ra ban đầu không?
  • Đánh giá những điểm nổi bật và phát hiện mới trong nghiên cứu có phù hợp với chính sách và bối cảnh thực hiện Hiệp định EVFTA;
  • Đưa ra những góp ý và khuyến cáo về mặt chuyên môn cho các nhóm nghiên cứu để đạt được kết quả nghiên cứu hiệu quả nhất, có thể đóng góp vào xây dựng chính sách của ngành Lâm nghiệp.

2.2 Kết quả mong đợi

  • Đưa ra những nhận xét và góp ý hữu hiệu cho các kết quả của nghiên cứu;
  • 1 Báo cáo (2 trang) góp ý đầy đủ những góp ý và khuyến cáo về mặt chuyên môn cho nghiên cứu.

3. CÁC HOẠT ĐỘNG THỜI GIAN THỰC HIỆN

Các hoạt động được thực từ 15/8/2021 đến 20/8/2021 hoàn thành từng hoạt động được thể hiện trong bảng dưới đây:

STT

Các hoạt động thực hiện

Thời gian

1

1 báo cáo (2 trang) góp ý về mặt chuyên môn cho báo cáo kết quả nghiên cứu

0,5 ngày

2

Góp ý trực tiếp trong cuộc họp kỹ thuật lần 2

0,5 ngày

Thực hiện việc phản biện và góp ý chuyên môn cho các kết quả nghiên cứu với mức tối đa 2.000.000VNĐ. Mức phí trên đã bao gồm thuế TNCN.

4. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CHUYÊN GIA

  • Chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm trên 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn, đã từng tham gia các hoạt động có nội dung tương tự;
  • Có kinh nghiệm và chuyên môn trong xây dựng chính sách, nghiên cứu, có hiểu biết về VPA/FLEGT và EVFTA;
  • Có kỹ năng phân tích, xử lý dữ liệu và viết báo cáo;
  • Có kỹ năng làm việc với các bên liên quan khác nhau;
  • Tham gia vào các hội đồng khoa học và phần biện các đề tài nghiên cứu các cấp;

 

5. HỖ TRỢ TỪ SRD

  • Nhóm cán bộ dự án của SRD sẽ phối hợp chặt chẽ với chuyên gia để thực hiện công việc (bao gồm hỗ trợ tổ chức, liện hệ với các bên liên quan, công tác hậu cần,…);
  • Cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết;
  • Thanh toán thù lao tư vấn cho chuyên gia;
Đối tác chiến lược ngành in

in bạt