Đối tác chiến lược của

noi that hoa phat

Tuyển Chuyên gia thực hiện Tham vấn vai trò, vị trí của VPA/FLEGT đối với Lâm nghiệp Việt Nam

                                          

ĐỀ CƯƠNG NHIỆM VỤ

Tuyển chuyên gia thực hiện công việc

THAM VẪN VAI TRÒ VỊ TRÍ CỦA VPA/FLEGT

ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

Hiệp định đối tác tự nguyện giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu (EU) về Thực thi luật lâm nghiệp, Quản trị rừng, thương mại lâm sản được ký chính thức ngày 17 tháng 05 năm 2018 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 06 năm 2019 (VPA-FLEGT). Sau hơn 2 năm thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT, Chính phủ Việt Nam và Bộ NN và Phát triển Nông thôn đã nội luật hóa một số luật, Nghị định, Thông tư để đưa Hiệp định vào thực hiện một cách nghiêm túc nhất. Đồng thời với việc thực thi Hiệp định Liên Minh Châu Âu sau hai năm Hiệp định có Hiệu lực EU đã tổ chức nghiên cứu xác định tác động của VPA/FLEGT lên quá trình ngăn chặn tình trạng mất rừng, suy thoái rừng tại các nước có Hiệp định VPA bước đầu đã có kết quả báo cáo chỉ ra rằng:

Nghiên cứu đã khẳng định vai trò của các quy trình FLEGT VPA trong việc đóng góp vào cải cách tích cực về quản trị và quy định, hiện cũng đang xuất hiện bằng chứng cho thấy chúng cũng góp phần giảm đáng kể nạn khai thác gỗ bất hợp pháp.

Một số ý kiến cho rằng việc giảm khai thác gỗ bất hợp pháp là chỉ số chính thành công của các VPA FLEGT. Tại các quốc gia VPA có xu hướng đánh giá sự thành công của chương trình FLEGT chủ yếu thông qua những thay đổi ở cấp quốc gia. Những cải tiến này bao gồm cải thiện quản trị, sự rõ ràng và chặt chẽ của pháp luật, và giảm khối lượng gỗ bất hợp pháp được sản xuất và đưa vào thị trường nội địa và xuất khẩu.

Trong khi nhiều cán bộ EU lại chú trọng nhiều hơn vào các chỉ số liên quan đến vai trò của EU với tư cách là thị trường tiêu thụ gỗ, cụ thể là khối lượng gỗ bất hợp pháp và số lượng giấy phép FLEGT vào thị trường EU. Bộ thước đo thứ hai này có ưu điểm là dễ đo lường hơn so với "cải tiến quản trị" nhưng có giá trị hạn chế trong việc tiết lộ tác động của các quy trình VPA đối với cái cơ bản là rừng.

VPA đã giúp EU nhân rộng tác động của nó. FLEGT đã cho phép EU thực sự vượt lên trên vai trò của mình khi nói đến khai thác gỗ bất hợp pháp cụ thể như của Sáng kiến Rừng Trung Phi (CAFI) về REDD + và APOI

Hiện nay EU đang có ý định điều chỉnh VPA - FLEGT và EUTR để có thể tương tác với quy định sắp tới của EU đối với các mặt hàng nông nghiệp không mất rừng, bao gồm cả quan hệ đối tác rừng. Tuy nhiên điều chỉnh FLEGT mới có thể gặp phải thách thức như:

Thứ nhất, việc khai thác gỗ trái phép không còn là nguyên nhân chính gây mất rừng và ngành công nghiệp gỗ đã hạn chế ảnh hưởng đến ngành lâm nghiệp.

Thứ hai, thị phần gỗ toàn cầu của EU đã giảm đáng kể đến mức lời hứa về việc tiếp cận làn đường xanh là không đủ động lực để giữ chân các bên tham gia.

Thứ ba, việc chậm tiến độ, cùng với sự luân chuyển hành chính đã dẫn đến “sự mệt mỏi về FLEGT” trong EU, có thể đo lường được bằng việc giảm nguồn lực, nhân sự và vốn và cam kết chính trị dành cho các quy trình VPA.

Một số phương án cải cách đã được vạch ra tuy nhiên các nước yêu cầu EU xem xét tham vọng của mình liên quan đến rừng. Tất cả các mối đe dọa đối với rừng và cộng đồng rừng không thể được giải quyết bằng một bộ chính sách tập trung hoàn toàn vào lâm nghiệp. Tuy nhiên, khai thác gỗ bất hợp pháp và không bền vững vẫn là mối đe dọa lớn đối với chất lượng rừng và sinh kế của cộng đồng địa phương. Cách tiếp cận có chủ ý, thuộc sở hữu quốc gia được thể hiện trong các quy trình FLEGT đã cho phép EU tác động đến những thay đổi tích cực ngoài phạm vi chuỗi cung ứng gỗ của chính mình. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là EU có mong muốn hỗ trợ quá trình chuyển đổi toàn cầu sang sử dụng bền vững và công bằng hơn các nguồn tài nguyên rừng hay không, hay sẽ chỉ giới hạn trong việc làm sạch nguồn cung cấp của chính mình. Để trả lời cho những câu hỏi như vậy SRD cần sự hỗ trợ của các tư vấn.

  1. 1.Mục tiêu của tham vấn cụ thể sau

+ Làm rõ việc EU đang có ý định điều chỉnh? Lý do mà EU có ý định điều chỉnh lấy điều kiện cụ thể của Việt Nam làm bằng chứng

+ Làm rõ căn cứ để lý giải cho quan điểm lựa chọn của mình

  1. 1.Thời gian thực hiện tham vấn

Chuyên gia được thực hiện công việc từ ngày 15 tháng 11 năm 2021 đến ngày 20 tháng 12 năm 2021

Ngày/Date

Hoạt động/ Activities

Địa điểm/Place

Số ngày/ Days

15 - 21/11/2021

Rà soát các chính sách, báo cáo nghiên cứu về, VPA/FLEGT (trong báo cáo đưa ra các dẫn chứng và nguồn trích dẫn…).

Hà Nội

5

21 – 30/11/021

Xây dựng bảng hỏi khảo sát về thực trạng và những trở ngại liên quan đến VPA/FLEGT đồi với: Cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương và địa phương, CSO

Hà Nội

7

6 – 12/12/2021

Kiểm tra và rà soát số liệu thu thập số liệu đã thu thập từ các tài liệu và google form

Hà Nội

3

12 – 20/12/2021

Đưa ra một khuyến nghị/nghị quyết về vai trò của VPA/FLEGT đối với ngành lâm nghiệp

Hà Nội

5

 

Tổng

20

 

  1. 2.Yêu cầu chuyên gia

-          Có trình độ trên đại học chuyên ngành lâm nghiệp, môi trường, kinh tế, chính sách công;

-          Có ít nhất 10 năm công tác trong ngành Nông nghiệp, nông thôn, kinh tế đối ngoại, luật pháp;

-          Có khả năng tập hợp thông tin, xây dựng các văn bản kiến nghị có tính thuyết phục cao;

-          Có hiểu biết sâu rộng về Hiệp định VPA/FLEGT;

-          Có chính kiến rõ ràng;

-          Có trình độ ngoại ngữ tiếng anh thành thạo.

  1. 3.Sản phẩm giao nộp
    1. a)Báo cáo thẩm định văn bản đánh giá của EU về VPA
    2. b)Power point
    3. 4. Hỗ trợ từ SRD
  • Nhóm cán bộ dự án của SRD sẽ phối hợp chặt chẽ với chuyên gia để thực hiện công việc (bao gồm hỗ trợ tổ chức, liện hệ với các bên liên quan, công tác hậu cần,…);
  • Cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết;
  • Thanh toán thù lao tư vấn cho chuyên gia;

Các chuyên gia quan tâm xin gửi CV, thư bày tỏ nguyện vọng đến địa chỉ This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. chậm nhất trước ngày 08 tháng 11 năm 2021

 

 

 

Đối tác chiến lược ngành in

in bạt