Dự án "Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học nông nghiệp cho nhóm cộng đồng nghèo nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu tại tỉnh Sơn La” được tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới và tổ chức Manos Unidas tài trợ, được Trung tâm SRD thực hiện và phối hợp với Chi cục Trồng trọt và BVTV triển khai các hoạt động tại 2 xã Muổi Nọi và Bon Phặng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La từ tháng 01/2018 đến tháng 01/2021.
Cho đến nay, sau một năm thực hiện, dự án đã triển khai, tổ chức được nhiều hoạt động theo kế hoạch đã lập, trong đó nổi bật là các hoạt động sau: Tổ chức điều tra cơ bản cho dự án; Thành lập và vận hành 8 nhóm sở thích trồng lúa Thông minh với khí hậu (CSR), 8 nhóm sở thích chăn nuôi gà bản địa; đã tập huấn được 2 vụ về lúa CSR và Phục tráng giống lúa nếp bản địa; tập huấn kỹ thuật nuôi giun quế cho hơn 60 hộ gia đình; đã thành lập và vận hành 8 nhóm Tiết kiệm – vay vốn với số thành viên hơn 231 người; đã tổ chức đi thăm quan học tập mô hình tại tỉnh Yên Bái...
Đặc biệt, năm 2018, dự án đã tổ chức tập huấn được 02 đợt về kỹ thuật chăn nuôi gà bản địa cho 109 hộ gia đình tại 8 bản dự án (trong đó có 84 hộ nghèo và cận nghèo). Sau các đợt tập huấn cho đến nay, hầu hết các hộ gia đình đã áp dụng những kiến thức, kỹ thuật của các đợt tập huấn vào việc chăn nuôi gà bản địa. Cụ thể, có khoảng gần 70% hộ dân đã tách gà con ra khỏi gà mẹ để úm nên đã tăng tỉ lệ gà sống lên khoảng 80%; trên 70% hộ dân đã làm chuồng trại để nuôi nhốt gà, đặc biệt khi mùa đông và mùa mưa bão; 30% hộ gia đình chủ động mua vắc xin, thuốc Phòng cho đàn gà của gia đình và làm đệm lót sinh học trong các chuồng gà. Đã có khoảng 40 hộ gia đình tăng đàn gà nuôi từ 30 con lên 50 con hoặc trên 100 con/ lứa và có thu nhập năm 2018 từ việc chăn nuôi gà khoảng 3 đến 15 triệu đồng/ lứa.
Nhằm nhân rộng hoạt động chăn nuôi gà bản địa tới cho nhiều hộ gia đình hơn tại 8 bản trong dự án cũng như một số bản lân cận, đặc biệt là các hộ gia đình nghèo và cận nghèo chăm chỉ, Trung tâm SRD sẽ tổ chức 04 lớp tập huấn nhân rộng mô hình “Chăn nuôi gà bản địa theo hướng an toàn sinh học, có sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi năm 2019”. Mục tiêu của những lớp tập huấn là giúp người dân bảo tồn và phát triển được số lượng đàn gà bản địa, có kỹ thuật chăn nuôi tốt để hạn chế tỉ lệ gà chết, biết cách tự quản lý và hợp tác để bán gà thương phẩm, qua đó giúp các hộ dân có thêm thu nhập từ việc chăn nuôi này. Thông tin cụ thể về hoạt động này như sau:
2.Mục tiêu và kết quả mong đợi của hoạt động
Để thực hiện được các mục tiêu và mong đợi trên, giảng viên và cố vấn kỹ thuật cần phải thực hiện những hoạt động sau:
- Sử dụng phương pháp tập huấn có sự tham gia, huy động và thúc đẩy tối đa sự tham gia của người dân;
- Tập huấn theo hình thức thực hành, vừa học vừa áp dụng;
- Kết hợp hoạt động đi thăm các hộ gia đình thực hiện tốt mô hình cũng như chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi gà bản địa giữa 8 tổ nhóm (theo lộ trình).
Giảng viên sẽ làm việc theo lộ trình đã thống nhất giữa Quản lý dự án và cán bộ chương trình của dự án. Thời gian bắt đầu từ tháng 3/2019 và kéo dài đến tháng 12/2019 (linh hoạt theo các đợt tập huấn và hỗ trợ). Báo cáo kết quả tập huấn cho từng đợt sẽ được giảng viên viết và hoàn thiện sau 07 ngày, khi kết thúc mỗi đợt tập huấn.
Tổng thời gian làm việc dự kiến là 06 ngày cho giảng viên chính với thù lao là 1,500,000đ/ ngày. Thời gian làm việc cho Cố vấn kỹ thuật của SRD để góp ý, bổ sung và hoàn thiện tài liệu tập huấn là 02 ngày với thù lao là 3,500,000đ/ngày. Tất cả mức thù lao trên đã bao gồm thuế TNCN.
Ghi chú:
- Ăn, ở, đi lại tại thực địa sẽ do dự án chi trả theo thực tế và qui định của Trung tâm SRD.
Click vào đây để biết thêm thông tin chi tiết